Tony Fernandes - Triệu phú hồi sinh AirAsia từ 25 xu

Khi AirAsia đang bên bờ vực phá sản, doanh nhân người Malaysia Tony Fernandes đã mua lại với giá 25 cent và đưa AirAsia thành một trong những hãng hàng không giá rẻ thành công nhất châu Á.
Tony Fernandes - Triệu phú hồi sinh AirAsia từ 25 xu

Theo The Guardian, Tony Fernandes được ví như phiên bản châu Á của Richard Branson - tỷ phú người Anh đang điều hành Virgin Airlines.

Tony Fernandes - Triệu phú hồi sinh AirAsia từ 25 xu - anh 1

Tony Fernandes CEO của AirAsia

Tony Fernandes sinh năm 1964 tại Kuala Lumpur (Malaysia). Ông tốt nghiệp Trường Kinh tế London chuyên ngành kế toán, ban đầu làm việc cho hãng thu âm Virgin Records của Richard Branson. Sau đó, ông trở thành Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á tại Warner Music.

Năm 2001, ở tuổi 37, ông đã chuyển hướng kinh doanh và cũng là để thực hiện giấc mơ từ nhỏ của mình là lập ra một hãng hàng không. Khi đó, AirAsia đang nợ nần chồng chất một công ty quốc doanh. Tận dụng cơ hội, Fernandes đã nhanh tay thâu tóm hãng hàng không này với giá tượng trưng chỉ một ringgit (25 cent khi đó). Nhưng để đủ tiền mua lại và điều hành AirAsia, ông đã phải thế chấp cả nhà và dùng thêm tiền tiết kiệm cá nhân.

Việc xây dựng thương hiệu của các hãng hàng không AirAsia của Fernandes được xem như mang hơi hướng của Richard Branson với Virgin từ màu sắc đến logo kiểu chữ của hãng. Tuy nhiên, AirAsia tập trung vào lĩnh vực hàng không giá rẻ.

AirAsia chỉ có 2 chiếc Boeing 737-300 và 11 triệu USD nợ. Nhưng chỉ sau một năm tiếp quản, hãng đã hòa vốn và giải quyết hết hết nợ nần. Đợt IPO của họ cuối năm 2004 cũng thu hút sự chú ý rất lớn từ nhà đầu tư.

Sau khi mở rộng nhanh chóng và trong vòng 10 năm qua, AirAsia đã phục vụ chuyến bay cho 30 triệu lượt hành khách mỗi năm.

Thành công lớn nhất của Fernandes là biến AirAsia thành một hãng bay quốc tế, chuyên chở hàng triệu lượt khách mỗi năm, phục vụ hơn 80 điểm đến. Theo The Daily Beast, 2 năm sau khi mua lại AirAsia, ông đã thuyết phục được Thủ tướng Mahathir Mohamad thúc đẩy hợp tác mở cửa không phận với các nước láng giềng, như Thái Lan, Indonesia và Singapore.

Hiện tại, các công ty con của hãng gồm Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, Philippines AirAsia, AirAsia Zest và AirAsia India đặt tại các quốc gia châu Á lân cận. Ngoài ra, hãng mới mở thêm AirAsia X tập trung vào các chuyến bay dài. AirAsia hiện sở hữu 170 chiếc máy bay, đang đặt hàng thêm 322 chiếc. Năm 2007, New York Times còn gọi AirAsia là người tiên phong của hàng không giá rẻ châu Á.

Thành công của AirAsia cũng giúp tài sản Fernandes tăng đáng kể. Theo Forbes, ông đang sở hữu khối tài sản trị giá 650 triệu USD.

Ngày 28/12, sau khi nhận được thông tin về chuyến bay của AirAsia Indonesia mã hiệu QZ8501 mất tích trên đường đến Singapore, ông cũng ngay lập tức thông báo mình đang tới Surabaya (Indonesia) để gặp gia đình các hành khách. Chia sẻ trên trang cá nhân Twitter, ông viết: "Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của tôi. Nhưng mọi chuyện còn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tôi muốn gửi lời nhắn tới tất cả nhân viên AirAsia là hãy mạnh mẽ lên. Hãy chứng tỏ mình là hãng tốt nhất. Hãy cầu nguyện và tiếp tục làm hết sức mình vì hành khách của chúng ta".

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).