Trái đất mất 129 triệu km2 rừng nhiệt đới mỗi năm

(Ngày Nay) - Theo thông tin mới, con người đã phá hủy khoảng hơn 120 triệu km2 rừng nhiệt đới - bằng diện tích của Vương quốc Bỉ, trong năm 2018.
Trái đất mất 129 triệu km2 rừng nhiệt đới mỗi năm

Theo nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Năm dựa trên dữ liệu thu được từ trang web Global Forest Watch - chuyên theo dõi tình trạng của các khu rừng toàn cầu, đây là thiệt hại lớn thứ tư kể từ khi số liệu được cập nhật vào năm 2001.

Tỷ lệ phá hủy rừng trong năm 2017 cao hơn một chút, khi ước tính 169 triệu km2 rừng bị tàn phá, một phần là do các vụ hỏa hoạn. Các nhân tố làm giảm diện tích rừng mưa nhiệt đới trên toàn cầu bao gồm tình trạng chặt cây để làm nông nghiệp ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

"Các khu rừng trên thế giới hiện đang ở trong tình thế nguy hiểm. Sức khỏe của Trái đất đang bị đe dọa còn các động thái cứu rừng là không đủ", cô Frances Seymour thuộc Viện Tài nguyên Thế giới, tổ chức thực hiện nghiên cứu, khẳng định.

Theo báo cáo, rừng mưa nhiệt đới là một phần của hệ sinh thái rừng toàn cầu và là môi trường sống cho nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm đười ươi, khỉ đột, báo đốm và hổ. Rừng nhiệt đới cũng cực kỳ quan trọng để kiểm soát tình trạng biến đổi khí hậu vì chúng hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

"Rừng là lá chắn bảo vệ lớn nhất của chúng ta trước biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, nhưng nạn phá rừng đang trở nên tồi tệ hơn", ông John Sauven, giám đốc điều hành của tổ chức Greenpeace UK, cho biết.

"Cần phải có các hành động tá bạo để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này, bao gồm khôi phục lại những khu rừng bị mất. Nhưng chỉ khi chúng ta ngăn chặn được nạn chặt phá rừng", ông Sauven lưu ý.

Năm 2002, 71% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới là ở Brazil và Indonesia. Tuy nhiên trong năm 2018, tổn thất từ 2 quốc gia này chiếm tới 46% tổng thiệt hại của rừng mưa nhiệt đới. Nhiều quốc gia khác, bao gồm Colombia,Bờ Biển Ngà, Ghana và Cộng hòa Dân chủ Congo đã trở thành điểm nóng của nạn phá rừng.

Theo Global Forest Watch, phần lớn tình trạng phá rừng trong năm 2018 diễn ra ở Brazil, do những người khai thác gỗ bất hợp pháp và dân quân chặt cây trong lưu vực sông Amazon.

Vào tháng 1, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã có động thái đi ngược xu hướng bảo vệ rừng bằng cách tuyên bố sẽ cho phép khai thác thương mại và canh tác trên các khu bảo tồn bộ lạc bản địa trong các khu rừng mưa nhiệt đới của nước này.

Trong khi đó, tỷ lệ chặt phá rừng ở Indonesia năm 2018 đạt mức thấp nhất trong 15 năm qua, nhờ áp dụng lệnh cấm phá rừng trên toàn quốc.

Theo Sputnik
Bình luận
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị bãi nhiệm
(Ngày Nay) - Theo Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã chính thức bị bãi nhiệm khi Tòa án Hiến pháp tuyên án chấp thuận động thái luận tội ông Yoon do liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật vào cuộc năm ngoái.
Washington để ngỏ cửa đàm phán thương mại với các nước
Washington để ngỏ cửa đàm phán thương mại với các nước
(Ngày Nay) - Trong một tuyên bố ngày 3/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với tất cả các đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới về biện pháp giảm thuế quan mới được nhà lãnh đạo Mỹ công bố.
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
(Ngày Nay) - Một nhóm nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa công bố kết quả đột phá trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh: Một thiết bị cấy ghép não có thể giải mã suy nghĩ và chuyển đổi thành lời nói gần như tức thì.