Tuyển sinh đại học 2021: Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 'lên ngôi'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Mùa tuyển sinh đại học năm 2021, số trường ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tăng mạnh so với các năm trước đó. Điều này cũng khiến nhiều người lo ngại về tính công bằng trong xét tuyển đại học khi học sinh thành phố sẽ thuận lợi hơn so với các vùng nông thôn, miền núi.
Tuyển sinh đại học 2021: Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 'lên ngôi'

Rộng cửa cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế

Năm 2021, lần đầu tiên khối trường công an sẽ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển vào một số trường thành viên. Theo thông báo của Cục Đào tạo, Bộ Công an, Học viện Quốc tế, Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngành Nghiệp vụ An ninh, Nghiệp vụ Cảnh sát sẽ xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ IELTS Academic hoặc chứng chỉ TOEFL iBT hoặc chứng chỉ HSK) với kết quả học tập trung học phổ thông.

Tương tự, Đại học Y Hà Nội cũng bắt đầu sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2021, áp dụng với ngành Bác sĩ đa khoa. Tiến sĩ Lê Đình Tùng, Trưởng phòng quản lý đào tạo đại học Đại học Y Hà Nội cho hay nhà trường dự kiến dành 10% chỉ tiêu đào tạo tại Hà Nội ngành Bác sĩ đa khoa cho hình thức xét tuyển có thêm tiêu chí có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Theo đó, điểm trúng tuyển tổ hợp ba môn thi của thí sinh có chứng chỉ này có thể thấp hơn thí sinh không có chứng chỉ khoảng từ 2 đến 3 điểm.

Các trường đã sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển trong các năm trước đó vẫn tiếp tục áp dụng chính sách này trong năm nay như Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân… Tại Học viện Tài chính, điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ còn được điều chỉnh tăng so với năm 2020. Cụ thể, điểm quy đổi điểm chứng chỉ IELTS từ 5.0 đến dưới 6.0 năm nay sẽ được quy đổi thành 9,5 điểm so với mức 9 điểm như năm 2020.

Vẫn đảm bảo công bằng cho thí sinh

Lãnh đạo các trường đại học cho rằng việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển vẫn đảm bảo công bằng giữa thí sinh thành phố với các vùng ít thuận lợi hơn như nông thôn, miền núi. Dù không có điều kiện để học và thi chứng chỉ ngoại ngữ nhưng học sinh các khu vực này được hưởng điểm ưu tiên khu vực và có điều kiện tập trung vào các môn học khác để cạnh tranh.

Tuyển sinh đại học 2021: Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 'lên ngôi' ảnh 1

Ảnh minh họa.

Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa cho hay, chỉ tiêu cho việc xét tuyển có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế của trường khoảng 25%. Cũng theo ông Hiếu, khi thí sinh tập trung vào học ngoại ngữ để có được chứng chỉ quốc tế thì các em sẽ phải giảm bớt thời gian học các môn khác. “Các em ở nông thôn không có nhiều điều kiện để chinh phục chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhưng các em có thời gian để tập trung vào các môn khác nên tôi nghĩ cũng không hẳn là không công bằng,” giáo Nguyễn Văn Hiếu nói.

Phó Giáo sư Nguyễn Xuân Thạch, Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính cho hay trường chỉ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để quy đổi điểm cho môn thi này trong tổ hợp xét tuyển. Do đó, theo ông Thạch, những thí sinh không có điều kiện học và thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể dùng thế mạnh của mình ở những môn khác để cạnh tranh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường cũng cho rằng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc cần có để sinh viên sau khi ra trường có thể cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng mở rộng. Vì vậy, việc các trường đại học đẩy mạnh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tuyển cũng sẽ là một cách để thúc đẩy mạnh hơn việc học ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông, để học sinh chú ý hơn nữa đến môn học này thay vì chỉ tập trung vào các môn văn, toán, lý, hóa như hiện nay.

Theo TS Nguyễn Khắc Thạc, Đại học Thủy lợi, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển và hệ thống Internet phủ rộng như hiện nay, học sinh nông thôn cũng hoàn toàn có thể học tốt ngoại ngữ nếu các em thực sự chú trọng đến môn học này. “Hãy đầu tư cho ngoại ngữ như cách các em vẫn đầu tư cho toán, văn hay lý, hóa, vì đó là chính là sự đầu tư cho tương lai của chính các em,” ông Thạc nói.

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.