Bàn phím dạng QWERTY là kiểu trình bày bàn phím thông dụng nhất bây giờ. Cái tên QWERTY được đưa ra theo 6 ký tự đầu tiên của hàng phím chữ trên cùng của bàn phím.
Mẫu bàn phím QWERTY phổ biến.
Bàn phím QWERTY được Christopher Sholes, một nhà biên tập báo sống ở Milwaukee nghĩ ra vào thập niên 1860. Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự an-pha-bê trên bảng chữ cái, đặt trên ở phía cuối của thanh kim loại để đập vào giấy khi phím đó được nhấn.
Tuy nhiên, khi người gõ máy chữ đã học cách đánh nhanh thì những thanh nối với các ký tự nằm gần nhau trên bàn phím trở nên vướng vào nhau, buộc người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra, và thường xuyên để lại dấu trên văn bản.
Một nhà kinh doanh làm chung với Sholes, James Densmore, đã đề nghị tách rời các phím ký tự thường dùng ra để tăng tốc độ đánh máy bằng cách sáng chế ra những cặp thanh gõ thường dùng khỏi đập vào trục cùng lúc và dính lại với nhau.
Mất hơn 5 năm để nghiên cứu cùng với Amos Densmore, anh em của người bảo trợ James Densmore, họ cùng nhau xếp lại thứ tự của các chữ cái trên bàn phím thành 4 hàng và sau đó đã bán thành công phát minh của mình cho một nhà sản xuất máy chữ chuyên nghiệp mang tên E.Remington and Sons. Remington thực hiện một vài thay đổi nhỏ (ví dụ việc đưa chữ R lên hàng chữ trên cùng thay cho dấu chấm (.) đang ở đó để làm sao người ta có thể đánh được cụm từ TYPE WRITER trên cùng một hàng) và đưa ra mẫu bàn phím QWERTY gần giống với mẫu bàn phím hiện nay.
Hiệu quả của sự việc sắp xếp lại ký tự lên tốc độ gõ như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một vài nguồn xác nhận một cách sai lầm rằng bàn phím QWERTY được thiết kế ra để làm chậm tốc độ gõ lại để tránh kẹt. Những nguồn khác khẳng định rằng việc sắp xếp lại như vậy có hiệu quả khi tách rời những chuỗi ký tự thông thường trong tiếng Anh.
Hàng thứ hai của bàn phím QWERTY (ASDFGHJKL) được cho là tàn dư của cách trình bày bảng chữ cái cũ mà QWERTY thay thế. QWERTY cũng nỗ lực để thay thế các phím giữa bàn tay, cho phép một tay đi vào vị trí trong khi tay kia đang gõ chữ. Điều này làm tăng tốc cả kỹ thuật tìm và mổ bằng cả hai tay và cả kiểu gõ năm ngón sau này; tuy nhiên, những từ viết bằng một bên tay như stewardesses, lollipop và monopoly cho thấy điểm yếu của sự thay thế này.
Một hậu quả không may mắn của kiểu bàn phím này, đối với người thuận tay phải, đó là có nhiều từ được gõ từ bên phía tay trái hơn. Thực ra, hàng ngàn từ tiếng Anh có thể đánh vần chỉ sử dụng phía bên tay trái, trong khi chỉ có vài trăm từ có thể gõ chỉ bằng tay phải. Điều này rất tiện lợi cho người thuận tay trái. Nó cũng tiện lợi cho những máy tính mà tay phải thường dùng để di chuột trong khi tay trái chủ yếu để gõ bàn phím.
Bàn phím QWERTY thuở sơ khai.
Bức email đầu tiên được gửi qua mạng là vào năm 1971 bởi Ray Tomlinson đến một máy tính khác ở cùng văn phòng. Bức thư có nội dung là QWERTYUIOP - hàng đầu tiên của bàn phím
Trên thực tế, đây không phải là mẫu bàn phím có hiệu quả cao nhất nếu xét về tốc độ đánh máy và cũng lại không phải là mẫu bàn phím được tối ưu cho nhiều ngôn ngữ khác nhau (nghiên cứu của Sholes và Densmore hoàn toàn chỉ dựa vào tiếng Anh). Tuy vậy, với sự phát triển của máy tính cá nhân thì đây lại là mẫu bàn phím được sử dụng nhiều nhất. Một số mẫu bàn phím khác như Drovak mặc dù có hiệu suất đánh máy tốt hơn lại không phát triển được, có lẽ do người sử dụng chọn mẫu bàn phím có tính phổ biến cao hơn là chọn mẫu bàn phím có hiệu suất đánh máy cao hơn.
Xuân Bách