Phú Yên: Giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguồn thải lớn để bảo vệ môi trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường trong 3 năm, giai đoạn từ 2025 - 2027, tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa, kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước và không khí, đồng thời bố trí hơn 163 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện.
Người dân tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn thị xã Sông Cầu (Phú Yên) thu gom, mang rác về bờ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh hoạ)
Người dân tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn thị xã Sông Cầu (Phú Yên) thu gom, mang rác về bờ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh hoạ)

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường tập trung vào hướng dẫn tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải tại nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt tại khu vực biển. Các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với một số tổ chức môi trường thực hiện hoạt động phân loại, giảm thiểu rác thải nhựa, thường xuyên phát động ra quân tình nguyện nhằm kêu gọi cộng đồng tham gia xử lý các điểm ô nhiễm môi trường.

Cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; trong đó chú ý kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn. Đối với các cơ sở có nguồn thải lớn, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ việc thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục theo quy định.

Tỉnh Phú Yên cũng triển khai các mô hình tự quản về môi trường tại địa phương; hỗ trợ thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.

Các địa phương trong tỉnh cũng tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là tại vùng nông thôn. Cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tổng dự toán kinh phí cho kế hoạch bảo vệ môi trường trong 3 năm (từ 2025 - 2027) là hơn 163 tỷ đồng. Trong đó, năm 2025 là 53 tỷ đồng, năm 2026 là 55 tỷ đồng và năm 2027 gần 55 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo, kế hoạch bảo vệ môi trường trong 3 năm (từ 2025 - 2027) bám sát theo Chương trình hành động số 08 - Ctr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. Các hoạt động cụ thể nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư và khu vực bị ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, chất thải tại các khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện… gây ra.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên, năm 2024, toàn tỉnh thực hiện việc quan trắc môi trường tại 258 vị trí, với tần suất 3 lần/năm. Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng môi trường các năm trên địa bàn tỉnh ở mức tốt, các thông số chất lượng môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ xảy ra ở một số nơi như tại các khu, cụm công nghiệp, các khu vực khai thác khoáng sản, các cơ sở chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư.

Năm 2024, tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường với số tiền gần 4 tỷ đồng./.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã (80 phường) trên địa bàn 10 quận để hình thành 41 phường, giảm 39 phường.
TP.HCM gấp rút sắp xếp 80 phường gắn với quản lý hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Thành phố Hồ Chí Minh đang gấp rút thực hiện sắp xếp 80 phường thành 41 phường để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025 theo Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố giai đoạn 2023-2025. Cùng với gấp rút sắp xếp bộ máy, Thành phố sẽ quản lý, khai thác tài sản dôi dư một cách hiệu quả.
Người dân quận Ba Đình thực hiện các thủ tục hành chính thông qua quét mã QR để khai báo các thông tin liên quan. (Ảnh minh hoạ)
Người dân Thủ đô dễ tiếp cận thủ tục đất đai nhờ chuyển đổi số
(Ngày Nay) - Xác định lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản… là những vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung trong cải cách hành chính, đặc biệt là việc ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vì sự hài lòng của người dân.
Trong 2 tuần đầu tháng 12/2024, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và ban hành nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Thành phố Hồ Chí Minh "điểm tên" hàng loạt cơ sở y tế tư nhân sai phạm
(Ngày Nay) - Trong 2 tuần đầu tháng 12/2024, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và ban hành nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đáng chú ý, có một số cơ sở có hành vi vi phạm lặp lại nhiều lần.
Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
(Ngày Nay) - Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.