Vì sao Mỹ mong mỏi đạt được thoả thuận liên minh với Saudi Arabia?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực tiếp tục suy yếu và nỗ lực hoà giải ở Gaza không có nhiều tiến triển, việc đạt được một thoả thuận an ninh với Saudi Arabia sẽ là một thành công địa chiến lược với Washington.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Riyadh ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Riyadh ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Dẫn lời các quan chức Mỹ và Saudi Arabia, Tạp chí Phố Wall (WSJ) đưa tin Washington hiện đang hoàn thiện văn bản hiệp ước quốc phòng với Saudi Arabia. Chính quyền Tổng thống Biden hy vọng đạt được một thỏa thuận lớn “hai trong một” nhằm đảm bảo liên minh an ninh Mỹ-Saudi Arabia đồng thời gắn kết mối quan hệ ngoại giao giữa Riyadh và Israel.

Trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực tiếp tục suy yếu và nỗ lực hoà giải ở Gaza không có nhiều tiến triển, việc thực hiện một cuộc đàm phán như vậy sẽ là một thành công địa chiến lược.

Bài báo chỉ ra một hiệp ước an ninh chính thức đảm bảo Mỹ sẽ giúp bảo vệ quốc gia vùng Vịnh, đồng thời giúp tăng cường vai trò quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nêu rõ trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Financial Times rằng Washington và Riyadh đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận lớn nhằm “định hình lại Trung Đông”.

Thỏa thuận Mỹ-Saudi Arabia sẽ bao gồm hợp tác về chương trình hạt nhân dân sự, mua bán vũ khí tiên tiến do Mỹ sản xuất và có thể thêm một thỏa thuận thương mại.

Tuy nhiên, Cố vấn Sullivan cảnh báo chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chỉ ký hiệp ước quốc phòng với Saudi Arabia nếu nước này đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel.

Nếu nỗ lực ngoại giao đầy tham vọng này của Mỹ có hy vọng thành công, Israel sẽ cần phải tham gia giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Palestine-Israel đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các quốc gia Arab ủng hộ. Việc chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến ở Gaza cũng là điều kiện tiên quyết. Nhưng cả hai kịch bản này đều khó xảy ra. Chính phủ Israel hiện tại do Thủ tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo vẫn phản đối con đường hướng tới giải pháp hai nhà nước với người Palestine. Ông Netanyahu đã nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine.

Trong khi đó, trong cuộc gặp giữa Cố vấn Sullivan và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, Riyadh đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải chấm dứt chiến sự ở Gaza. Tuy nhiên, cho đến hiện giờ, các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn vẫn bị đình trệ.

Hiệp ước Mỹ-Saudi Arabia, chính thức được gọi là Thỏa thuận liên minh chiến lược, sẽ cần phải đạt được đa số phiếu 2/3 tại Thượng viện. WSJ lưu ý nếu Saudi Arabia không cam kết bình thường hóa quan hệ với Israel, một thỏa thuận an ninh khó có thể nhận được sự ủng hộ từ đủ số nhà lập pháp Mỹ.

Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn tự hào đóng vai trò dẫn đầu trong việc định hình khu vực, làm trung gian cho các thỏa thuận với Ai Cập và Jordan để bình thường hóa quan hệ với Israel. Tuy nhiên, gần đây, những nỗ lực tương tự đạt được rất ít tiến bộ. Bên cạnh đó, các nước Arab ngày càng quay sang Nga làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến ở Gaza.

Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.