Quần đảo bao gồm các đảo phía tây của quần đảo Outer Hebrides, Scotland, Đảo Hirta là hòn đảo lớn nhất với những vách đá cao nhất tại Vương quốc Anh, cùng ba hòn đảo khác là Dun, Soay và Boreray từng là nơi chăn thả gia súc và săn bắn chim biển. Về mặt hành chính, các hòn đảo là một phần của chính quyền địa phương Comhairle nan Eilean Siar.
St Kilda có thể đã có người cư trú trong ít nhất là hai thiên niên kỷ, dân số có thể không bao giờ vượt quá 180 người và chắc chắn không quá 100 người sau năm 1851. Toàn bộ dân số còn lại đã được sơ tán khỏi đảo Hirta (hòn đảo duy nhất có người ở) vào năm 1930. Hiện nay, người dân thường xuyên có mặt tại đây chỉ là những nhân viên quân sự. Một loạt các nhân viên bảo tồn, tình nguyện viên và các nhà khoa học dành nhiều thời gian ở đó trong những tháng mùa hè.
Khu hệ động vật St Kilda là một ví dụ lý thú về sự phân tán di truyền của một quần thể động vật hạn chế phát triển trong tình trạng biệt lập: Chuột nhắt nhỏ xíu và chim sẻ thót đuôi ở St Kilda là những loài động vật rất đặc sắc, không có ở đâu khác.
Quần đảo này có một trong những quần thể chim biển lớn nhất Bắc Đại Tây Dương, đông tới hơn 1 triệu con trong đó đã thống kê được 52.000 cặp chim điên Bassan, 30.000 cặp chim hải âu Funma và 300.0000 cặp vẹt biển. Mặc dầu ở vào vị trí biệt lập và điều kiện sống khắc nghiệt, St Kilda vẫn có người ở trong suốt 2.000 năm. Người dân quần đảo này sinh sống bằng thịt chim và trứng chim, dệt len của loài cừu Soay (tên một trong những hòn đảo trong quần đảo), một giống cừu nuôi cổ xưa nay đã trở lại trạng thái hoang dã.
Năm 1930 quần đảo được hưởng quy chế “Khu bảo tồn tự nhiên quốc gia” và năm 1986 được ghi vào Danh sách di sản thế giới của Unesco. Ngôi làng cũ đã được trùng tu cho một số ít khách du lịch hiếm hoi cập bờ quần đảo vào mùa hè để ngắm phong cảnh khắc nghiệt và cuộc sống hoang dã trên những hòn đảo lẻ loi này.