Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình trạng dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Theo Cục Quản lý Dược, hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để bảo đảm việc cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo hình thức phù hợp, sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, các địa phương chỉ đạo cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi; chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn hực hiện đúng quy định về bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, hướng dẫn sử dụng của thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt là những trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đề nghị khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng hình thức phù hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở; nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng hợp đồng cung ứng thuốc trúng thầu đã ký kết. Các cơ sở tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý giá thuốc, tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Theo các chuyên gia, điều trị bệnh đau mắt đỏ thường không có các loại thuốc đặc hiệu, bởi nguyên nhân thường là do virus không chịu tác dụng của các loại kháng sinh. Tuy nhiên, các bác sỹ thường kê đơn kháng sinh tra mắt liều trung bình để phòng ngừa bội nhiễm vì thường sau khi nhiễm trùng kết mạc do virus, sức đề kháng của kết mạc kém đi dẫn đến dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Các chế phẩm dinh dưỡng kết giác mạc hay được dùng như các dạng nước mắt nhân tạo giúp tăng cường khả năng hồi phục của bề mặt nhãn cầu, làm giảm kích ứng và giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt.

Các thuốc kháng viêm dạng corticoid (dexamethasone, hydrocortisone, flumetholon...) có thể được xem xét để điều trị một số trường hợp cụ thể để điều trị tình trạng viêm quá mức. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và được theo dõi cẩn thận.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua để sử dụng vì thuốc có thể làm giảm miễn dịch của kết mạc, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như viêm loét giác mạc, làm bệnh tiến triển kéo dài…

Khi mắt có giả mạc, nhất thiết phải được làm thủ thuật bóc giả mạc nếu không sẽ gây ra những biến chứng nặng nề cho giác mạc. Thủ thuật này phải được làm ở phòng tiểu phẫu vô trùng để tránh bội nhiễm các vi khuẩn khác, nhiều khi phải bóc giả mạc tới vài lần mới khỏi viêm kết mạc.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.