Xử trí đúng cách khi trẻ bị chấn thương ngón chân, ngón tay

(Ngày Nay) - Mới đây, các y bác sĩ khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái (3 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón II tay trái bị đứt lìa do kẹp tay vào cửa.

Gia đình bệnh nhi chia sẻ, trước khi nhập viện, bệnh nhi cùng mẹ đi siêu thị và không may bị kẹt tay vào cửa kính thủy lực. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, trẻ đã nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân có vết thương nghiêm trọng ở ngón II tay trái, đoạn đốt thứ ba, đứt rời ba phần tư búp ngón, lộ xương và giường móng. Nhờ được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời, các bác sĩ đã xử lý vùng mềm bị dập nát, đặt lại móng và khâu tạo hình ngón, qua đó đã cứu được ngón tay của bé, tránh nguy cơ phải cắt cụt.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống phù nề và giảm đau. Các bác sĩ cũng tiến hành thay băng định kỳ hai ngày một lần để đánh giá tình trạng vết thương. Sau hơn 10 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhi tiến triển tốt, vết thương khô, đầu ngón tay hồng hào và ấm.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm, mỗi năm, Khoa Chỉnh hình của bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị chấn thương tay do kẹt cửa, gây ra các tổn thương nghiêm trọng như bong móng, dập nát búp ngón, vỡ xương, thậm chí đứt lìa ngón tay.

Bác sĩ Vũ Hoàng cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ, tránh để trẻ đùa nghịch với cửa. Đối với các gia đình có con nhỏ, nên lựa chọn loại cửa nhẹ và có cơ chế đóng mở thủy lực để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư, nơi thường có gió lùa mạnh.

Theo các bác sĩ Khoa Chỉnh hình, tình trạng chi bị đứt rời ở trẻ em là một ca cấp cứu khẩn cấp. Do đó, việc sơ cứu và bảo quản đúng cách phần chi bị đứt lìa đóng vai trò quyết định trong việc phẫu thuật ghép nối và khả năng hồi phục của trẻ.

Khi trẻ không may gặp tai nạn dẫn đến đứt lìa chi, người sơ cứu cần làm các bước sau: rửa sạch phần chi bị đứt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, tránh dùng xà phòng hoặc hóa chất. Sau đó, bọc chi đứt bằng gạc hoặc vải sạch (không nên bọc quá dày), cho vào hộp nhựa kín và đặt vào thùng đá lạnh. Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được phẫu thuật kịp thời.

Trong trường hợp phần chi chưa hoàn toàn đứt lìa mà còn dính lại trên da, không được tự ý cắt rời. Người sơ cứu cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý, đặt chi ở tư thế sinh lý (tư thế tự nhiên), rồi dùng băng ép hoặc gạc vô khuẩn để băng kín vết thương; đặt túi đá bên cạnh chi (tránh để đá trực tiếp lên vết thương) và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý phẫu thuật kịp thời.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.