Cà phê: Thức uống không dành cho trẻ nhỏ

(Ngày Nay) - Chúng ta đang sống trong một xã hội mà cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhưng với hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng một tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, sa sút trí tuệ và một số loại ung thư, thì liệu đằng sau ly cà phê ấy có mặt trái hay không?
Ảnh: Adobe Stock.
Ảnh: Adobe Stock.

Thực tế, thói quen uống cà phê đã lan rộng đến cả trẻ nhỏ.

Mặc dù các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia y tế đã nhiều năm cảnh báo rằng cà phê và các thức uống có chứa caffeine như nước có ga và đồ uống thể thao (đồ uống điện giải) có thể gây hại cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho phép con mình, thậm chí cả những đứa trẻ chỉ vừa mới biết đi, uống các loại đồ uống này.

Theo khảo sát các bà mẹ ở Boston năm 2015, 14% trong số họ cho phép đứa con 2 tuổi của họ uống từ 1 đến 4 aoxơ (1 aoxơ = 28,34 gram) cà phê mỗi ngày (một nửa cốc cà phê là 4 aoxơ). Nghiên cứu cũng phát hiện rằng 2,5% các bà mẹ cho phép con 1 tuổi uống cà phê.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ dưới 12 tuổi không nên uống cà phê, trà, nước có ga, đồ uống thể thao hay các sản phẩm khác chứa caffeine. Với thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi, lượng caffeine nên được giới hạn dưới 100 milligram mỗi ngày, tương đương với một cốc cà phê cỡ nhỏ. Một ly cà phê “grande” 16-aoxơ của Starbucks (ly cỡ trung) loại Blonde Roast có chứa 360 milligram caffeine, trong khi loại Pike Place Roast chỉ chứa 310 milligram với cùng định mức.

Không chỉ có cà phê, một chai nước uống thể thao, có thể chứa tới 250 milligram caffeine, tùy theo thương hiệu. Một tách trà có thể chứa hơn 47 milligram caffeine, trong khi một lon nước ngọt ăn kiêng có khoảng 46 milligram.

Socola cũng có chứa caffeine, và loại socola càng đậm màu thì lượng caffeine này càng cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một nắm hạt cà phê bọc socola có thể chứa tới 336 milligram caffeine.

Trẻ em có thể uống cà phê ở độ tuổi nào?

Vì trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ hơn nên chỉ cần một lượng caffeine nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động. Một lượng không đáng kể đối với người lớn có thể gây choáng ngợp cho trẻ nhỏ. Quá nhiều caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây trào ngược axit, rối loạn lo âu cũng như rối loạn giấc ngủ. Ở liều lượng cao, caffeine thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng.

“Trẻ em thường được đưa vào phòng cấp cứu với triệu chứng nhịp tim bất thường hay chúng ta thường gọi là nhịp tim nhanh trên thất,” bác sĩ nhi khoa Mark Corkins cho biết. “Một số người nghĩ cho trẻ 1 tuổi uống nước ngọt có ga là điều bình thường.”

Giới hạn về lượng caffeine thường dựa vào kích thước cơ thể và giới hạn này sẽ tăng dần lên khi trẻ lớn hơn và có khả năng chuyển hóa caffeine tốt hơn. Tuy nhiên, theo Học viện Tâm thần Nhi và Vị thành niên Hoa Kỳ, nếu trẻ còn nhỏ tuổi hoặc mắc các bệnh như đau nửa đầu, tim mạch hay động kinh, chúng có thể sẽ nhạy cảm hơn với caffeine.

Với vô số thông tin tiêu cực về cà phê như vậy, tại sao nhiều phụ huynh vẫn cho con uống loại đồ uống này?

Điều này bắt đầu khi trẻ nhỏ bắt đầu yêu cầu những thức uống có chứa caffeine như cà phê “vì chúng thấy cha mẹ và anh chị đều uống” - Corkins, trưởng khoa tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng nhi khoa tại Đại học Tennessee Health Science Center ở Memphis cho biết.

Và bởi vì cha mẹ nghĩ rằng điều này vô hại, thực tế nó có thể là vô hại nếu chỉ uống với lượng rất nhỏ, nên họ cho con uống một vài ngụm. “Tuy nhiên, một khi cha mẹ đã cho phép, nó sẽ trở thành một hiệu ứng dây chuyền việc để trẻ uống theo ý muốn của chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn là việc từ chối,” Corkins nói.

Các thành phần bổ sung trong cà phê có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng

Một vấn đề khác là tác động của cà phê, trà, nước có ga và đồ uống thể thao đối với chế độ ăn uống cân bằng.

Ngày nay, cà phê không chỉ đơn giản là thêm chút đường và kem. Các quán cà phê khắp nơi cung cấp hàng tá cách để tăng thêm hương vị và calo cho thức uống của khách hàng.

“Những loại đồ uống này về cơ bản giống như một món tráng miệng,” Corkins nói. “Chúng có bọt, siro hương vị, kem tươi và còn rắc thêm topping (các món bổ sung). Cách trình bày còn đẹp mắt hơn nhiều so với vài loại tráng miệng khác mà tôi từng thấy.”

Đường và kem đặc làm tăng lượng calo và chất béo, trong khi các phiên bản cà phê không đường lại chứa chất tạo ngọt nhân tạo, có thể có hại với trẻ.

Vấn đề cốt lõi ở đây là gì? “Tránh caffeine! Tại sao con bạn lại cần nó?” Corkins nói.

“Caffeine là một chất kích thích giúp tăng cường sự tỉnh táo. Nếu con bạn cảm thấy cần caffeine để “sống sót” qua ngày, tốt hơn hết là bạn và con nên làm việc bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự kiệt sức đó ngay từ lúc đầu.”

Theo CNN
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.