Biến đổi khí hậu, dân châu Âu làm quen với món sứa

(Ngày Nay) - Khi một con thuyền nhỏ chứa đầy đồ lặn, trang thiết bị thí nghiệm cùng các thùng ướp lạnh di chuyển khỏi bờ biển Baroque của Italy, Stefano Piraino nhìn về phía những người đang tắm nắng trên bãi biển và lý giải tại sao không có ai dám đặt chân xuống nước.
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)

"Họ biết rằng sứa bơi đầy dưới nước" - ông Piraino, Giáo sư ngành động vật học tại ĐH Salento, nói.

Trong khi du khách ở khắp châu Âu tìm tới Apulia, Đông Nam Italy, để chiêm ngưỡng thành phố ven biển Baroque cùng bờ biển thơ mộng của nó, thì vô số con sứa cũng đổ bộ tới vùng biển này. Biến đổi khí hậu đang khiến nước biển ấm hơn, cho phép loài động vật biển này sản sinh không thể kiềm chế nổi.

Sự bùng nổ số lượng sứa đã tiếp diễn ở các vùng biển của Italy trong suốt nhiều năm qua, nhưng đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2015 tới nay do sự mở rộng của kênh đào Suez. Sự xâm lược của loài sứa giờ đã đạt tới mức độ người dân địa phương phải tìm cách sống chung với chúng, ông Piraino cho hay.

Hiện nay, sứa vẫn bị coi như rác rưởi, theo đúng nghĩa đen. Cơ quan nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã coi đợt bùng nổ sứa, cùng với rác thải và ô nhiễm trên biển, là một "vấn nạn trên các đại dương, các vùng biển và bờ biển". EC còn gây một số nguồn quỹ để các nhà nghiên cứu đưa ra biện pháp quét sạch sứa khỏi các bãi biển, và Piraino là một trong số những nhà khoa học tham gia.

Piraino cho hay nhóm của ông đã khởi động dự án Go Jelly, trong đó đơn giản chỉ là khuyến khích người dân nếu không đuổi được sứa thì hãy... ăn chúng. Được biết sứa là loài có khả năng sinh sản ghê gớm, tự nhân bản, đẻ tới 45.000 trứng mỗi ngày, thậm chí tự nhân đôi.

"Các bạn không thể giảm số lượng của chúng được" - Piraino nói, thêm rằng chỉ có thể bao vây chúng.

Để bảo vệ du khách ở bãi biển khỏi bị các vết đốt từ sứa, ông Piraino đã đã thiết lập một chiến dịch phát hiện sứa, bảo vệ các bờ biển khỏi các loại sứa có độc tố. Vấn đề này thậm chí còn vượt ngoài Italy khi hàng loạt các bãi biển dọc Địa Trung Hải của Israel đã thua lỗ 30 triệu USD, tính từ đầu năm nay, do sứa đổ bộ.

Năm 2013, đợt bùng phát sứa đã buộc chính quyền Thụy Điển phải đóng cửa một lò phản ứng hạt nhân. Ở biển Iraland, sứa còn gây tổn hại nghiêm trọng cho việc đánh bắt cá hồi.

Trở lại Sicily, Italy, Giáo sư Piraino đã đưa ra nhiều ứng dụng từ loài sứa để khuyến khích người dân đánh bắt loài động vật có nguồn gốc từ hơn nửa tỷ năm trên trái đất này, trong đó gồm dược tính từ loài sứa, sử dụng làm nguồn lấy chất collagen và cả thực phẩm...

Antonella Leone, thuộc Viện Khoa học và Thực phẩm Italy, một thành viên của dự án Go Jelly, cho rằng người dân Italy hoàn toàn có thể biến sứa thành một nguồn thực phẩm quý giá. Bà cho hay, người dân Nhật Bản cũng lấy sứa làm món sashimi và ăn với nước tương, trong khi người Trung Quốc đã lấy sứa làm thức ăn suốt nhiều thế kỷ.

Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một dự luật trong đó khởi động tiến trình xuất khẩu các loài sứa có thể ăn được ra thị trường nước ngoài trong vòng 25 năm. Dự luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, áp dụng với cả sứa ở vùng biển Địa Trung Hải..

Tuy nhiên Bộ Y tế Italy nói rằng do không có nước thành viên EU nào có truyền thống sử dụng sứa làm món ăn và do các loài sứa bản địa dường như khác biệt về mặt sinh học so với loài sứa ăn được ở các nước châu Á - đặc biệt là về mức độ độc dược trong thịt của chúng - nên cần có các cuộc kiểm tra an toàn chặt chẽ trước khi xuất khẩu sứa sang thị trường các nước tiêu thụ hay được ghi vào thực đơn trong các nhà hàng.

Và đó cũng là lý do mà Tiến sỹ Leone tham gia vào dự án Go Jelly để tìm hiểu xem liệu sứa ở vùng biển cảu Italy có an toàn với con người hay không.

Giáo sư Piraino giải thích rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ buộc người dân phải trở nên thích nghi hơn với điều kiện môi trường. Ví dụ, ngư dân Italy sẽ phải đánh bắt sứa nhiều hơn, trong khi người dân tiêu thụ hải sản cũng phải làm quen với món ăn mới - thịt sứa.

Hiện nay, một nhà hàng ở gần trường ĐH Lecce, Italy đã trở thành một bếp ăn thử nghiệm với món sứa. Khi loài nhuyễn thể được chuyển vào khu bếp, bếp trưởng nhà hàng bắt đầu sát muối vào chúng và chuẩn bị nước sôi, cố gắng tìm cách xử lý sao cho chúng trở nên ngon miệng nhất.

Vị đầu bếp cho thêm một chút tỏi và lá húng quế vào sứa và đem nướng. cuối buổi nếm món ăn thử nghiệm, vẫn còn nhiều phần của đĩa ăn bỏ phí chút sứa. Tiến sỹ Leone thừa nhận rằng người dân Italy vẫn chưa thể quen ngay với món ăn mới này được.

Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.