Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết

0:00 / 0:00
0:00
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết

Nhật Bản tự hào có nhiều phiên bản thịt bò wagyu thượng hạng, nổi tiếng nhất là thịt bò Kobe từ tỉnh Hyogo ở phía Tây nước này.

Loại thịt bò mà tỉnh Ibaraki quảng bá có nguồn gốc từ bò đen Nhật Bản, được nuôi ở tỉnh phía Bắc Tokyo trong 30 tháng. Chữ Hitachi trong thương hiệu Hitachiwagyu là tên gọi của tỉnh Ibaraki trước năm 1875. Tuy nhiên, kết quả một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện với 300 người trên toàn quốc vào tháng 12/2023 cho thấy khoảng 57% số người được hỏi ở độ tuổi 20 và 43% số người được hỏi ở độ tuổi 30 không thể xác định chính xác các ký tự kanji của chữ "Hitachi".

Những người cao tuổi hơn có kết quả đọc tốt hơn, khi 33% số người được hỏi ở độ tuổi 40, có 35% số người được hỏi ở độ tuổi 50 và chỉ 22% những người ở độ tuổi 60 đưa ra câu trả lời sai.

Ông Mitsuru Iijima - Chủ tịch công ty bán thịt Nikunoiijima có trụ sở tại thủ phủ Mito của tỉnh Irabaki - cho biết: “Tôi nhận ra rằng khách hàng không thể đọc tên chính xác. Theo đó, khi nghĩ đến việc phân phối bên ngoài tỉnh, bạn sẽ lo lắng nếu mọi người không thể nhớ tên sản phẩm”.

Tỉnh Ibaraki từng được gọi là "Hitachi-no-kuni" hay tỉnh Hitachi, theo hệ thống tỉnh cổ trước khi thành lập tỉnh vào năm 1875. Địa hình bằng phẳng và vị trí gần Tokyo đã giúp nơi đây trở thành tỉnh nông nghiệp hàng đầu, nhưng lại không được coi là đặc biệt hấp dẫn đối với người dân Nhật Bản. Trên thực tế, một cuộc thăm dò thường niên do Viện Nghiên cứu Thương hiệu thực hiện hồi năm ngoái đã xếp nơi đây kém hấp dẫn nhất trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, cũng giống như nhiều lần xếp hạng các năm trước.

Cũng như vấn đề về hình ảnh của tỉnh, thương hiệu thịt bò phải vượt qua sự nhầm lẫn do chữ kanji dùng cho "Hitachi" khác nhau ngay cả giữa các đô thị của tỉnh Ibaraki. Thành phố Hitachinaka thậm chí đã loại bỏ hoàn toàn chữ kanji và chỉ trình bày tên của mình bằng ký tự hiragana để phiên âm ra cách đọc.

Một quan chức chính quyền tỉnh cho biết: “Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở đây, chữ kanji của thương hiệu thịt bò rất quen thuộc. Tôi chưa bao giờ nghĩ về mức độ nhận thức bên ngoài tỉnh”.

Chính quyền tỉnh cho biết họ hiện không có kế hoạch nâng cao nhận thức về cách đọc đúng tên thương hiệu ở Nhật Bản nhưng thịt bò đã trở nên phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài, những người biết đó là chữ "Hitachi" trong bảng chữ cái Latinh.

Một quan chức cho biết: “Dù sao đi nữa, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để quảng bá sản phẩm và khi mọi người tự mình dùng thử, điều đó sẽ giúp truyền bá cách đọc chính xác về tên sản phẩm”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).