Trường ‘ma’ GWIS và năng lực thẩm định của cơ quan quản lý

(Ngày Nay) - Trong cuộc họp báo chiều 13/4, trợ lý tùy viên văn hóa của Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Karen Tang khẳng định Đại sứ quán đã không thể tìm được trường George Washington International School GWIS ở “những nguồn thông tin mà bình thường lẽ ra người ta phải tìm thấy”.
Ảnh quảng cáo trụ sở Florida
Ảnh quảng cáo trụ sở Florida

Sở nói có…

Không có trường sở, giáo viên, học sinh – Trường Quốc tế George Washington của Hoa Kỳ trong những ngày qua đã gây xôn xao dư luận với nghi vấn là trường “ma”, được tạo ra chỉ với mục đích liên kết giáo dục với trường học tại Việt Nam và một số nước khác.

Trong cuộc họp báo chiều 13/4, trợ lý tùy viên văn hóa của Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Karen Tang khẳng định Đại sứ quán đã không thể tìm được trường George Washington International School GWIS ở “những nguồn thông tin mà bình thường lẽ ra người ta phải tìm thấy”.

Trước đó chỉ một ngày, trong một cuộc họp báo khác diễn ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phó phòng Giáo dục Trung học Bùi Thị Minh Nga cho biết trong 4 ngày từ 8 đến 11/4, chủ tịch GWIS Phillip Nguyen đã sang Việt Nam làm việc với Sở, Bộ và cung cấp giấy tờ, thông tin cần thiết để chứng minh tính pháp lý và thực tế của GWIS. Cũng theo bà Nga, ông Phillip Nguyen đã “làm việc với Đại sứ quán Mỹ và đã được Đại sứ quán Mỹ chứng thực tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp THPT do trường George Washington International School cấp cho những học sinh học chương trình GWIS tại trường Phổ thông Quốc tế Newton”.

Trường ‘ma’ GWIS và năng lực thẩm định của cơ quan quản lý ảnh 1Bà Bùi Thị Minh Nga khẳng định chất lượng giáo dục của GWIS tại Hoa Kỳ đã được kiểm định và cấp chứng nhận của “Hội đồng Kiểm định vùng Florida

Tại cuộc họp báo, bà Nga cũng khẳng định chất lượng giáo dục của GWIS tại Hoa Kỳ đã được kiểm định và cấp chứng nhận của “Hội đồng Kiểm định vùng Florida” – viết tắt là FRACC, cấp tháng 8/2011.

“Về quy trình và các giấy tờ hợp lệ, Sở đã làm đúng quy trình khi đồng ý cho trường Newton triển khai hợp tác với GWIS”, bà Nga nhận định.

… Đại sứ quán bảo không!

Hầu hết thông tin do đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa ra đã bị đại diện ngoại giao Hoa Kỳ phủ nhận trong cuộc họp báo ngày 13/4.

“Chúng tôi không tìm thấy thông tin nào về GWIS trong danh sách các trường tư thục của sở giáo dục các tiểu bang Florida và California – nơi trường nêu là trường có địa chỉ tại đó,” bà Karen Tang cho biết.

Đặc biệt, bà Tang khẳng định thông tin Đại sứ quán Mỹ chứng thực tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp THPT do GWIS cấp như được đưa ra trong cuộc họp báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là không chính xác.

“Chính phủ Mỹ chỉ có thẩm quyền và khả năng giám sát những trường được thành lập và hoạt động trên đất Mỹ chứ không được quyền giám sát các trường Mỹ hoạt động bên ngoài lãnh thổ Mỹ,” bà Tang nói.

“Mặc dù Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vẫn có dịch vụ công chứng giấy tờ, song việc chứng nhận giấy tờ có tính chất bằng cấp, bảng điểm thì phải tuân thủ một quy tắc rất khác, yêu cầu phải có quá trình xác minh được thực hiện tại Mỹ.”

Trường ‘ma’ GWIS và năng lực thẩm định của cơ quan quản lý ảnh 2Bà Karen Tang khẳng định Đại sứ quán không thể tìm được trường George Washington International School GWIS...

Đại diện ngoại giao Mỹ cho biết, giấy tờ mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngộ nhận là chứng thực của Đại sứ quán về “tính hợp pháp” của bằng GWIS thực chất chỉ là một bản xác nhận tuyên thệ. Theo thủ tục của Hoa Kỳ, công dân khi ở nước ngoài nếu muốn tự chứng thực rằng tài liệu của mình là đúng, là có thật, đã được xác thực thì có thể mang văn bản đến, đọc tuyên thệ trước sự có mặt của một cán bộ phòng lãnh sự. Chữ ký của cán bộ lãnh sự trên bản xác nhận tuyên thệ không có ý nghĩa là Đại sứ quán Mỹ chứng thực bằng cấp của GWIS, mà chỉ có ý nghĩa chứng thực việc ông Phillip Nguyen đã tuyên thệ rằng bằng cấp GWIS là xác thực.

Chứng chỉ FRACC mà bà Nga đưa ra làm căn cứ khẳng định chất lượng giáo dục của GWIS cũng đã bị Sở Tư pháp tiểu bang Florida phủ nhận thông qua việc buộc tổ chức FRACC phải giải thể do gian lận vào tháng 9 năm 2012, khoảng một tháng trước khi chương trình hợp tác Newton-GWIS được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. 

Từ câu chuyện trường “ma” GWIS, có thể nhận thấy đang có những lỗ hổng lớn trong công tác thẩm định đối tác quốc tế liên kết giáo dục ở cấp phổ thông. Nếu như chủ trương dẹp bỏ các đối tác “ma” liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục Việt Nam đã được tiến hành khá quyết liệt ở cấp đại học và sau đại học, thì ở cấp phổ thông, chủ trương này dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.