12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế

12 năm làm việc với đối tượng người yếu thế, ông Đoàn Tuấn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục nghề nghiệp (REACH) và đồng nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều để kéo hàng nghìn thanh niên dân tộc, thanh niên ở vùng sâu vùng xa, thanh niên nghèo thất học… đến cánh cửa học nghề.

_________________________

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 1

Làm việc trong mái trường dành cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, ông Đoàn Tuấn Dũng nhớ lại, không biết bao lần ông đã cùng cán bộ giáo viên trong Viện lặn lội hàng trăm cây số đến nẻo vùng cao, bước chân vào từng bản làng, thôn xóm… để thăm hỏi gia đình, khích lệ những thanh niên nghèo có hoàn cảnh khó khăn lên đường đi học nghề. Nhưng đưa được một bé gái vùng cao, một thanh niên dân tộc xuống miền xuôi học nghề là chuyện không hề dễ dàng.

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 2

Trên mỗi hành trình đi thuyết phục thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đi học nghề, giáo viên của Viện không chỉ thuyết phục riêng đối tượng đó, mà còn miệt mài làm công tác tư tưởng đối với thầy cô, bố mẹ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ địa phương… Đồng thời chiếu phim về những tấm gương thành công trong xã hội, về các bạn nữ đã học ở REACH và bước ra cuộc sống với tài năng phát triển kinh tế vững vàng. Những chuyến đi về vùng xa, kiên trì “bám” bản có thể kéo dài cả tuần lễ…

Không chỉ khó khăn trong thuyết phục thanh niên vùng sâu vùng xa, ngay với thanh niên khó khăn ở Hà Nội, theo ông Dũng, mức khó có khi gấp rất nhiều lần.

“Cán bộ lặn lội đường xa đến một phường, một xã tỉnh xa, càng vùng sâu vùng xa thì càng được quý. Nhưng ở Hà Nội thì nhiều khi ngược lại. Chưa kể giáo viên phải bỏ công bỏ sức đến tận nhà để hỏi han hoàn cảnh của các bạn, quyết định xem bạn đó có thực sự khó khăn không để giúp đỡ đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh”, ông Dũng chia sẻ.

Theo đó, ở ngoại thành Hà Nội có thể nhìn rất rõ khó khăn của học viên, có thể thấy bố mẹ các bạn làm ruộng, thu nhập thấp... Nhưng ở nội thành Hà Nội, những bế tắc của thanh niên khó có thể nhìn thấu.

“Rất nhiều hoàn cảnh thanh niên có bố chạy xe ôm, mẹ bán hàng nước, nhưng thực sự bạn ấy rất khó khăn, gần như nằm trong tình trạng bế tắc, dù bạn ấy chưa đứt bữa hôm nào, áo mặc cũng không rách… Các bạn trình độ thấp không thi được đại học, cao đẳng, không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng như các bạn ở nông thôn. Nhiều bạn chỉ có thể tiếp cận vay vốn tín dụng đen rồi sa vào nợ nần chồng chất…”, ông Dũng nói. Giáo viên của Viện phải đến tận nhà những thanh niên khó khăn để hỏi han hoàn cảnh, thậm chí ra hàng nước, gõ cửa hàng xóm hỏi han, nhiều khi tác nghiệp chẳng khác gì nhà báo.

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 3

Cũng theo ông Dũng, sau dịch bệnh COVID-19, Hà Nội có thêm một nhóm lao động mất việc cũng khá bế tắc. Họ mong muốn được học nghề và không có cớ gì Viện từ chối giúp đỡ. Là một địa chỉ tin cậy của thanh niên nghèo, chương trình đào tạo cố định tại REACH dạy học viên nhiều kỹ năng mới: Cách pha chế, nấu ăn, dạy đồ họa, mutil media (công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện) và làm đẹp. Ngoài ra, học viên còn được hỗ trợ dạy kỹ năng mềm: giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý thời gian, công nghệ thông tin, cả kỹ năng phòng chống xâm hại...

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 4

Trong vô vàn con đường lập nghiệp, nhiều bạn trẻ đã chọn REACH để gửi gắm ước mơ, hoài bão của mình. Và REACH đã không làm các bạn thất vọng với những chương trình học thực tế, cấp học bổng hỗ trợ học phí cũng như kết nối với các doanh nghiệp tạo việc làm cho các bạn sau khi ra trường. Tuy nhiên, trước khi hái quả ngọt đó, không ít bạn trẻ đã bỏ lỡ cơ hội vì sự mặc cảm, tự ti. Thứ đầu tiên bỏ lỡ đó là tờ rơi tuyển sinh của REACH.

“Có một lần cán bộ lang thang đi phát tờ rơi ở chợ Đồng Xuân, rõ ràng nhìn thấy các bạn khó khăn thật, ngồi hàng nước trò chuyện càng biết rõ các bạn đó quê Bắc Ninh, thất nghiệp, đất ở quê bị thu hồi làm khu công nghiệp, rất cần được hỗ trợ học nghề. Nhưng khi cán bộ đưa tờ rơi, các bạn ấy không do dự vứt luôn xuống đất. Phải ngồi suy nghĩ, thấu hiểu rất lâu, chúng mình mới nhận ra những dòng chữ trên tờ rơi in rất đậm: “Thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên bỏ học…” khiến các bạn tự ti, không dám cầm tờ rơi đọc giữa chợ”, ông Đoàn Tuấn Dũng kể lại.

Sau đó, những tờ rơi của Viện đã được thiết kế lại một cách cẩn thận hơn, duyên dáng hơn để có thể ở lại trên tay những đối tượng nghèo, đang bế tắc một cách lâu nhất.

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 5

Theo ông Dũng, dạy nghề cho người yếu thế phải vô cùng tâm lý, phải luôn cố gắng giúp đỡ hết mình, không được tự ái với học viên. Hành trình giúp đỡ các bạn thanh niên khó khăn cũng là hành trình gian nan của từng cán bộ, giáo viên khi đến gần họ, tiếp cận họ, xóa bỏ những mặc cảm bủa vây họ, đặc biệt là dạy họ một nghề đảm bảo cuộc sống. Kỹ năng này không thể trang bị trong một sớm một chiều, mà các cán bộ, giáo viên trong Viện và chính bản thân ông cũng phải kiên trì học hỏi, rèn luyện suốt chục năm qua.

Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, REACH tự hào là cái nôi của hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội học tập cho nhiều thanh niên có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Chỉ tính riêng trung tâm REACH Hà Nội đã đào tạo thành công hơn 5.400 học viên và 80% trong số đó đến nay đã có việc làm ổn định.

Với niềm đam mê mãnh liệt giúp đỡ các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ông Đoàn Tuấn Dũng và đội ngũ cán bộ REACH ngày càng chuyên nghiệp hơn trong tác phong làm việc và tiếp cận người yếu thế.

12 năm miệt mài dạy nghề cho người yếu thế ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
(Ngày Nay) -  Ngày 28/10, các nhà khoa học liên kết với Trung tâm quốc tế về sinh thái và sinh lý học côn trùng (ICIPE), có trụ sở tại Nairobi (Kenya), thông báo sâu bột chính là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa.