TP HCM tăng cường kiểm soát lây nhiễm dịch sởi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dẫn đầu đã kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Tại buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá cao công tác phòng chống, điều trị bệnh sởi tại thành phố và đề nghị TP Hồ Chí Minh tăng cường tập huấn, đào tạo cho bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam trong công tác khám chữa bệnh.
Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dẫn đầu đã kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh).
Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dẫn đầu đã kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh).

Hạn chế chuyển tuyến, ngăn lây nhiễm chéo

Báo cáo về công tác điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ chuyên khoa 2 Cao Minh Hiệp, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, trong năm 2024, bệnh viện đã điều trị gần 3.400 ca sởi, trong đó có khoảng 640 ca nặng. Tính đến 3 tháng đầu năm 2025, bệnh viện đã tiếp nhận 1.520 ca sởi nhập viện, trong đó gần 300 ca nặng, không có ca tử vong. Trong số các ca nhập viện, tỷ lệ bệnh nhi đến từ các tỉnh chiếm gần 2.400 ca, chiếm hơn 70%. Hiện nay, bệnh sởi có xu hướng giảm.

Để đảm bảo công tác thu dung và điều trị bệnh sởi, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thành lập Ban chỉ đạo chống dịch và triển khai 3 phương án ứng phó phù hợp với từng tình huống và quy mô dịch bệnh. Bệnh viện cũng đã thiết lập khu cách ly, phân luồng tiếp nhận bệnh nhân, chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự, thuốc, dịch truyền và thành lập các đội cơ động chống dịch hoạt động 24/24.

Ngoài ra, bệnh viện tổ chức tiêm chủng vaccine sởi cho bệnh nhân trước khi xuất viện, đồng thời tiêm cho nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân sởi. Bệnh viện cũng tăng cường công tác tuyên truyền cho phụ huynh và tổ chức các lớp tập huấn cho các đơn vị y tế và nhân viên y tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch.

Theo bác sĩ Hiệp, thông qua hệ thống Telehealth, Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam. Bệnh viện cũng đã phối hợp với Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để giám sát tình hình bệnh sởi tại tỉnh Cà Mau và hỗ trợ chuyên môn trong việc điều trị các ca bệnh sởi nặng tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau.

"Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết các phương án từ đầu năm để không bị động trong công tác phòng chống dịch. Sắp tới, để công tác phòng chống dịch sởi đạt hiệu quả cao hơn nữa, bệnh viện kiến nghị tiếp tục tăng cường năng lực cho tuyến đầu, hạn chế chuyển tuyến vì hiện nay, các tỉnh đều có thể điều trị bệnh sởi. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tiêm chủng vaccine sởi tại các tỉnh", bác sĩ Hiệp chia sẻ.

Ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế đánh giá cao công tác thu dung, phân luồng và điều trị của Bệnh viện Nhi đồng 1. Ông cho biết, số ca bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh đang có chiều hướng tích cực khi số ca bệnh giảm dần. Điều này cho thấy, công tác chỉ đạo của lãnh đạo thành phố trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, giúp tình hình dịch bệnh có sự chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, ông Đức cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại. Hiện nay, công tác tổ chức phân tuyến vẫn chưa thực sự hiệu quả, khi mà số ca bệnh từ các tỉnh vẫn đổ về TP Hồ Chí Minh còn đông, trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh hoàn toàn có thể điều trị được bệnh sởi. Số ca nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn cao, điều này cho thấy nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn.

"Bệnh viện Nhi đồng 1 là cơ sở điều trị chuyên sâu, với nhiều chuyên gia đầu ngành, vì vậy cần ưu tiên sử dụng vào việc điều trị các ca bệnh nặng. Tuy nhiên, những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vẫn đổ về đây, làm tăng mật độ virus và dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Không thể chỉ vì sốt nhẹ mà đưa trẻ đến bệnh viện tuyến cuối, điều này không chỉ không giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn làm tăng nguy cơ bệnh nặng", ông Đức nhấn mạnh.

Thông tin về dịch sởi tại TP Hồ Chí Minh, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay, thành phố đã ghi nhận tổng cộng 8.087 ca mắc sởi, trong đó có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp, chiếm tỉ lệ 1,6%. Số ca tử vong là 7, chiếm tỉ lệ 1/1.000, đều là những trẻ em có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng và chưa được tiêm chủng trước đó.

Từ tuần thứ 2 của năm 2025, số ca bệnh hàng tuần tại TP Hồ Chí Minh đã có xu hướng giảm nhanh ở tất cả các lứa tuổi. Đặc biệt, tính đến tuần 12/2025, đã có 50 phường, xã thuộc 13 quận, huyện và thành phố Thủ Đức không ghi nhận ca sởi mới trong 3 tuần liên tiếp trở lên. Số ca mắc sởi trên toàn thành phố đã giảm rõ rệt so với giai đoạn cao điểm, cho thấy dịch bệnh đang đi vào giai đoạn kết thúc.

Chiều 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã ký quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã ở 3 quận, huyện, vì các địa phương này đã đáp ứng đủ điều kiện hết dịch theo quy định.

Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, sau khi công bố hết dịch, trong bối cảnh di biến động dân cư và tình hình dịch sởi vẫn còn diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành trong khu vực, TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát, phát hiện các ca bệnh nghi ngờ trong cộng đồng và trường học. Thành phố cũng sẽ thu thập mẫu và tiến hành xét nghiệm để xác định chẩn đoán, kịp thời xử lý và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Tăng cường tập huấn cho bệnh viện tuyến dưới

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhận định, công tác phòng chống dịch sởi tại TP Hồ Chí Minh được tổ chức "căn cơ, chuẩn mực". Đây là mô hình mà các nơi khác cần thiết phải học tập trong việc ứng phó với bệnh tật.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng đã theo dõi sát sao và kịp thời công bố dịch sởi, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp mạnh mẽ hơn trong công tác phòng chống dịch. "Việc TP Hồ Chí Minh công bố hết dịch ở 22 phường, xã là tín hiệu vui không chỉ đối với thành phố mà còn cho các tỉnh, thành phía Nam", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thuấn cũng cảnh báo về nguy cơ dịch sởi gia tăng ở một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Thứ trưởng cho biết, tổng số ca mắc sởi trên toàn quốc đã vượt quá 52.000 trường hợp, với bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Điều này phản ánh rõ có một "khoảng trống" trong việc bao phủ vaccine sởi, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị TP Hồ Chí Minh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, đặc biệt là kiểm soát lây nhiễm chéo trong các bệnh viện. Thứ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ thuốc, thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và tăng cường tập huấn cho tuyến dưới, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam về công tác khám chữa bệnh.

"Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chuẩn bị rất tốt, nhưng vẫn cần phải xây dựng kế hoạch để ứng phó với mọi tình huống, không chỉ riêng với dịch sởi mà còn các dịch bệnh khác", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh ban hành văn bản chỉ đạo các tỉnh thành về công tác thu dung, điều trị sởi và các bệnh truyền nhiễm. Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức các buổi tập huấn trực tiếp và trực tuyến về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn mới nhất.

Ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh tiếp tục kiểm soát lây nhiễm chéo trong bệnh viện và tham gia tập huấn phác đồ điều trị sởi mới cho các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nguyên. Ông Đức nhấn mạnh, sự phối hợp giữa ngành y tế và ngành giáo dục trong việc đưa ra quy định bắt buộc các trẻ em muốn đến trường phải có hồ sơ tiêm chủng đầy đủ, có như vậy mới có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.