Nước ta từng xuất hiện nhiều thầy giáo nổi danh thiên hạ, như thầy Chu Văn An, người được mệnh danh là “vạn thế sư biểu”, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài năng và tầm nhìn vượt thời đại, thầy Lê Quý Đôn - “túi khôn của thời đại”, thầy Nguyễn Thiếp, người ba lần từ chối lời mời làm quan của vua Quang Trung…nhưng thầy giáo mà có tới hai hai người học trò nông dân sau trở thành hoàng đế thì chỉ có một trường hợp độc nhất vô nhị.
Không chỉ dạy chữ, thầy còn dạy võ. Xuất thân là một cao thủ võ học nổi danh, thầy đã dạy cho những người học trò của mình hiểu thấu đáo về chân lý của người học võ. Võ của thầy không đơn thuần là những bài quyền để thị uy sức mạnh, phân đua cao thấp, mà võ còn là “võ đạo” – đạo lý làm người trong những bài võ. Học trò sau khi được thầy dạy võ không chỉ bảo vệ được mình mà quan trọng hơn là cứu người và cứu đời.
1 Thầy giáo nào nổi tiếng “văn võ song toàn”, có tới 2 học trò về sau trở thành hoàng đế?
icon
Vũ Tông Phan
icon
Lương Đắc Bằng
icon
Trương Văn Hiến
Giải thích Đáp án: Trương Văn Hiến là võ sư, đồng thời cũng là nhà giáo nổi tiếng trong sử Việt. Sinh thời, ông có tới hai người học trò về sau trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc (Thái Đức Hoàng đế) và Nguyễn Huệ (Quang Trung Hoàng đế), còn một người học trò khác sau xưng vương là Nguyễn Lữ (Đông Định vương). Cả 3 anh em “Tây Sơn tam kiệt” đều là học trò của ông. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Trương Văn Hiến vốn là người rất kén chọn học trò, không phải ai đến xin học cũng được thầy thu nạp. Vậy mà, như gặp cơ duyên, thầy Trương Văn Hiến đã nhận lời lên đất Tây Sơn để nhận lời dạy học cho 3 anh em nhà họ Nguyễn.
2 Ngoài ba anh em nhà Tây Sơn, thầy Trương Văn Hiến còn có công dạy võ cho danh tướng nào sau đây?
icon
Đặng Văn Long
icon
Võ Văn Dũng
icon
Cả 2 người trên
Giải thích Đáp án: Cũng theo sách Những người thầy trong sử Việt, ngoài việc trực tiếp rèn cặp, dạy dỗ cho ba anh em nhà họ Nguyễn, thầy Trương Văn Hiến còn góp công đào tạo nên những viên tướng lừng danh khác của nhà Tây Sơn như Võ Văn Dũng – người sau trở thành quan Tư đồ, đứng đầu thất hổ tướng của nhà Tây Sơn; hai vị đô đốc Đặng Văn Long và Phan Văn Lân – những người đã góp công lớn trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu (1789). Ngoài những võ tướng, thầy giáo Trương Văn Hiến cũng có những học trò là quan văn xuất sắc như hai anh em Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Văn Danh, những người về sau trở thành quan văn của nhà Tây Sơn, tác giả của bộ sử Tây Sơn thư hùng ký – tiếc là bộ sách này đến nay đã không còn. Đặc biệt trong số các học trò của thầy Hiến còn có Trương Văn Đa – vừa là học trò, đồng thời là con trai của thầy. Sau này, nhờ giỏi võ nên Trương Văn Đa lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường, chém được nhiều tướng địch trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785), được Nguyễn Nhạc tin yêu gả con gái cho.
3 Thầy giáo Trương Văn Hiến quê ở đâu?
icon
Thanh Hóa
icon
Hà Tĩnh
icon
Bình Định
Giải thích Đáp án: Thầy Trương Văn Hiến vốn người Hoan Châu (Hà Tĩnh), vì lẫn trốn sự truy đuổi của kẻ thù nên đã phiêu dạt vào Bình Định sinh sống. Theo sách Nhà Tây Sơn, năm 1765, khi Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (chúa Nguyễn) qua đời, Trương Phúc Loan chuyên quyền, tự xưng là Quốc phó, cùng bè đảng lập di chiếu giả về việc truyền ngôi chúa. Trương Phúc Loan đã phế truất và bắt gian thế tử Nguyễn Phúc Luân, lập Nguyễn Phúc Thuần lúc bấy giờ mới 12 tuổi lên để dễ dàng lộng quyền. Thái phó Trương Văn Hạnh vì phản đối nên bị bắt giết cả nhà. Chưa dừng lại ở đó, Trương Phúc Loan còn truy tìm những người thân của Trương Văn Hạnh để bắt giết, Trương Văn Hiến vốn là bà con thân thuộc vì lo sợ bị hãm hại nên đã phải bỏ trốn vào Tây Sơn (Bình Định) để sinh sống. Tại đây, nhờ văn võ toàn tài, thầy Trương Văn Hiến đã tạo lập được uy tín, học trò đến xin theo học rất đông.
4 Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, thầy Trương Văn Hiến có ra giúp nhà Tây Sơn ?
icon
Có
icon
Không
icon
Bỏ đi biệt tích
Giải thích Đáp án: Theo sách Những người thầy trong sử Việt, sau khi đào tạo ba anh em họ Nguyễn thành tài, biết ý định dựng cờ khởi nghĩa của “Tây Sơn tam kiệt”, thầy Trương Văn Hiến đã phân tích tình thế xã hội lúc bấy giờ, chỉ đường cho ba học trò lập nghiệp lớn. Nói rồi, thầy phủi áo ra đi, để lại cho ba anh em mấy bộ binh pháp của người xưa. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức, phong Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Vương triều mới chính thức được thành lập, thầy Trương Văn Hiến được mời ra làm quân sư giúp ba anh em nhà Tây Sơn. Nhờ có thầy bên cạnh, nhà Tây Sơn càng thêm vững chắc. Cũng chính quân sư Trương Văn Hiến đã đề xuất cùng Nguyễn Nhạc tiến quân vào chiếm Gia Định để củng cố sự nghiệp buổi ban đầu cho nhà Tây Sơn. Về sau, do mối bất hòa giữa giữa các anh em nhà Tây Sơn, thầy Hiến sinh buồn lòng, lấy cớ già yếu hay đau ốm mà xin được về quê tĩnh dưỡng tuổi già. Ông mất khi triều đình Tây Sơn dưới thời vua Cảnh Thịnh đang dần suy yếu.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.