Bên bờ sông Mã

Những ngày đầu năm 2015, thành phố Thanh Hóa đón nhiều đoàn khách vào ra chào mừng năm du lịch quốc gia tổ chức tại tỉnh.
Bên bờ sông Mã
Những ngày đầu năm 2015, thành phố Thanh Hóa đón nhiều đoàn khách vào ra chào mừng năm du lịch quốc gia tổ chức tại tỉnh.
Cùng một người bạn ở TP Hồ Chí Minh về Thanh Hóa chơi, tôi ngồi quán cà-phê Kim Chung trên tầng bảy của khách sạn cùng tên, ngắm nhìn thành phố. Bạn nhận xét, lên cao mới thấy, trong thành phố này có nhiều núi. Núi đá, núi đất vây quanh. Tiện thể, giới thiệu với bạn tên mấy ngọn núi: Núi Voi, núi Mật, núi Nhồi, núi Hàm Rồng, núi Ngọc… toàn huyền thoại trong lòng thành phố!
Anh Cảnh, ở làng Nam Ngạn, nay đã lên phường, góp chuyện với nhiều chiêm nghiệm: “Thành phố này đi về hướng nào cũng phải qua ngã ba. Vào nam thì ngã ba Voi, ra bắc thì ngã ba Bia, xuống đông thì ngã ba Môi, lên phía tây thì ngã ba Chè… Phải chăng vì có tới bốn cái ngã ba nên người Thanh Hóa có nhiều sự lựa chọn cho mình?
Bàn chuyện về âm sắc khi nói, thầy giáo dạy văn Vũ Trường Sơn ngụ phố Hạc Thành phân tích: Ngồi mà chuyện về quê mình, ai cũng phát hiện ra nhược điểm nhưng khó sửa, như hai cái thanh ngã, hỏi chỉ cần nghe thôi cũng nhận ra bản sắc rõ ràng rồi. Và, nghe lâu chẳng ai không nhớ.
Chuyện đường về Thanh Hóa thật dài. Thường lệ, cuối năm ngành đường sắt tăng cường chuyến tàu TN22 đón con cháu, dâu rể tỉnh Thanh về quê ăn Tết. Tàu chạy từ ga Sài Gòn kết thúc ga Thanh Hóa, và ngược lại. Đầu năm mới, chuyện tiễn đưa ở ga Thanh Hóa chộn rộn. Lấy chồng Thanh Hóa đã được 16 năm, chị Đào Phạm Nguyên Long ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh nói: “Mưa dầm thấm ướt lá bầu/ lấy chồng Thanh Hóa không giàu cũng sang”. Lý do chính đáng của chị khi đọc câu ca dao này, bởi chồng chị hay đọc mỗi khi có bạn bè đến ăn nhậu với gia đình.
Những ngày năm mới, năm sớm ngồi ăn bánh cuốn ở phố Cửa Tả, gần trụ sở Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được nghe mấy người râm ran đọc, râm ran hát câu này: “Mới nghe em chớ vội cười/cây rau má - “sâm” của người xứ Thanh…”. Bài thơ “Rau má xứ Thanh” được nhạc sĩ phổ nhạc, cho ca sĩ hát rồi đưa lên mạng. Nhiều người xứ Thanh xa quê đã thuộc bài hát này.
Bên bờ sông Mã - anh 1

Năm 2015 đã được vài tháng, người xứ Thanh hy vọng nhiều du khách sẽ ghé thăm Thanh Hóa.

Nhân dịp mừng thọ tuổi 80, cụ Nguyễn Đình Thơm ở số nhà 28 phố Nguyễn Trãi hỏi tôi: Thế người Thanh Hóa đi xa nghĩ về, nhớ về người quê hương thế nào? Tôi lắc đầu, không nghĩ chi cả, chỉ thương và tự hào thôi. Cụ Thơm chuyện tiếp: Tôi cho rằng, người Thanh Hóa ai cũng tự hào lắm đấy. Người Thanh Hóa còn có khả năng giễu nhại lại mình. Chẳng hạn mấy câu như “ăn rau má phá đường tàu”, “cái cầu con con gọi bằng cầu bố”… người tỉnh nào nói đến xứ Thanh đều biết. Dường như lối tự trào ấy giúp người xứ Thanh vượt qua những khó khăn một thời.
Ở thành phố Thanh Hóa tồn tại hai thứ cháo lươn, cháo lòng bán trong cùng một quán và đề biển “Cháo-Lòng-Lươn”! Khách thập phương về, đọc biển hiệu, cứ thế mà thắc mắc? Những năm 80 của thế kỷ trước, thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ có hai hàng ăn nổi tiếng: phở Thắm, bún Nhâm. Cùng với bánh nướng Toàn Thành, đây là những thức quà vang lừng khắp tỉnh. Giờ các “thương hiệu” trên cũng mất tích luôn. Nay nổi tiếng là món canh đắng người Mường về phố, nem chua bà Mơ.
Nem chua Thanh Hóa gói lá thật nhiều. Người không biết cười chê Thanh Hóa bán lá chuối khuyến mãi nem mà đâu biết rằng có nhiều lá chuối, nem mới ngấu, mới chín. Cụ Thơm nói, năm nay Thanh Hóa mình có cái “oai” lắm, năm du lịch quốc gia tỉnh ta. Đất nước có 63 tỉnh, thành phố, phải 63 năm sau, tròm trèm một đời người mới trở lại đấy…
Câu chuyện xây dựng ở thành phố Thanh Hóa mấy chục năm nay luôn là đề tài bị săm soi. Cứ tòa nhà nào, trụ sở nào khánh thành lại thấy bị chê thô, chê chướng. Ngay như chuyện sơn lại cầu Hàm Rồng cũng bị kêu nhức mắt… Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng có chuyến du khảo xứ Thanh.
Trở lại Sài Gòn, gặp người Thanh Hóa, ông khoe, tui được mời về đó, chuyến đi thú vị. Ông Trảng thiên về nghiên cứu phật học. Câu chuyện của ông Trảng với giới phật tử tỉnh Thanh Hóa là chuyện ông ghé thăm chùa Trúc Lâm Hàm Rồng. Chùa mới xây xong hoành tráng. Ông nói: Tui góp ý họ nên xây nhỏ đi vì không gian chùa tĩnh mịch nhiều cây cối vẫn thích hơn, cần thiết hơn.
Năm 2015 đã được vài tháng, người xứ Thanh hy vọng nhiều du khách sẽ ghé thăm Thanh Hóa, đến với những địa danh nổi tiếng, như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Sầm Sơn, suối cá thần ở Cẩm Thủy,...

>>> Xem thêm

Ký sự xuyên Việt bằng xe Minsk: Thanh – Nghệ - Tĩnh - dải đất miền Trung lịch sử

Đi tìm huyền tích cuối cùng về suối cá thần Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Những món ốc tuyệt ngon của miền Trung

Hợp tác cùng Thời Nay

Bình luận
Sáng 9/4/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ Trung ương dự gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Ảnh: TTXVN
Một đạo lý làm nên sức mạnh Việt Nam
(Ngày Nay) - Tại cuộc gặp mặt ngày 9/4/2025 với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn và tri ân các thế hệ đi trước.
Người dân đăng kí khám chữa bệnh bằng căn cước công dân. Ảnh tư liệu: TTXVN
Hoàn thành bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
(Ngày Nay) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1150/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; phê duyệt kèm theo Quyết định này là Kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Khu đất của gia đình bà Tiêu Thị Lượng.
Hải Phòng: Người dân "kêu trời" vì mua đất xong không được xây nhà
(Ngày Nay) - Theo phản ánh của bà Tiêu Thị Lượng (sinh năm 1963, ngụ tại quận Lê Chân, Hải Phòng), hiện tại gia đình bà đang rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở” khi dù là chủ sử dụng thửa đất nằm trong Dự án Khu nhà ở Anh Dũng IV (phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng), nhưng lại không thể tiến hành xây dựng vì nguyên nhân “sổ đỏ” đã bị chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần thương mại Thuỷ Nguyên đem đi “cắm” tại ngân hàng.