Bệnh viêm màng não mô cầu và những điều 'nhất định phải biết'

Viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn, có thể lấy đi tính mạng của một người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Bệnh viêm màng não mô cầu và những điều 'nhất định phải biết'

Mới đây, căn bệnh viêm màng não mô cầu đang là mối lo ngại cho nhiều người.

Cục Y tế Dự phòng cho biết, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.

Nguyên nhân, và con đường lây truyền

Trả lời trên Khám Phá, Phó giáo sư Trần Đắc Phu cho biết, đây là bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học có nguy cơ gây lây truyền cao.

Trong điều kiện bình thường, khoảng 5-10% dân số mang vi khuẩn Neisseria Meningitidis ở vùng hầu họng nhưng không có biểu hiện bệnh lý. Trong số này có thể có chủng gây bệnh hoặc chủng lành tính. Tuy người mang khuẩn không có biểu hiện bệnh lý nhưng trong một số trường hợp, việc lây nhiễm vi khuẩn này sang người khác có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh. Việc lây truyền không thật sự dễ dàng trên thực tế. Chỉ có khoảng 3-4% người sống chung nhà với bệnh nhân nhiễm não mô cầu bị nhiễm thứ phát. Tuy nhiên, nếu ca bệnh đã được khẳng định thì việc phòng ngừa bằng thuốc cần được tiến hành ngay trên người có tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng vài ngày đầu sau khi phát bệnh.

Theo Sức khỏe & đời sống, vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng. Với những người cơ địa yếu, vi khuẩn tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Trường hợp diễn tiến cấp tính, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóngViêm não mô cầu gây 2 bệnh lý chính là viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu, đều nguy hiểm vì có thể gây sốc, tử vong nhanh chóng. Ở thể tối cấp, bệnh diễn tiến nhanh, tỷ lệ tử vong lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ tử vong là 30-40% nếu điều trị không kịp thời. Vì xuất hiện ban hoại tử trên da nên bệnh dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh cũng khó phát hiện sớm vì biểu hiện ban đầu như viêm họng thông thường nhưng diễn biến cấp tính.

Triệu chứng

Theo Khám phá, bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Biểu hiện lâm sàng

Sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não - não như đau đầu dữ đội, cứng gáy, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích…

Bệnh viêm màng não mô cầu và những điều 'nhất định phải biết' ảnh 1

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể lấy đi tính mạng của một người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Phòng tránh bệnh

Khám Phá cho hay, để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu một bệnh nhân có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng thì cần đến cơ sở y tế ngay.

Theo báo VnExpress, phòng ngừa bằng kháng sinh chỉ có hiệu quả trong những ngày đầu tiên bị phơi nhiễm. Có thể dùng Ciprofloxacin 500 mg liều duy nhất hoặc Azithromycine 10 mg/kg (tối đa 500 mg) liều duy nhất. Sau 14 ngày, phòng ngừa bằng kháng sinh trở nên vô hiệu hoặc vô ích.

Các loại văcxin chỉ giúp phòng ngừa khoảng 85-90% trường hợp, chưa kể đến phức tạp trong chọn lựa các loại phân nhóm để sử dụng. Trong khi đang có dịch, việc chú ý đến các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng tỏ ra hữu hiệu để phòng ngừa lây gián tiếp.

Vấn đề chích ngừa

Các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa bằng tiêm văcxin. Tuy nhiên, tiêm văcxin phù hợp lại là những vấn đề khác. Cho đến nay, chưa có loại văcxin nào đảm bảo gây miễn dịch đủ cùng lúc cho cả 6 loại vi khuẩn não mô cầu A, B, C, X, Y và W135. Việc chọn lựa văcxin thường dựa vào đặc điểm của vùng dịch để có loại phù hợp.

Trên thị trường hiện nay có loại văcxin nhị liên cho nhóm A, C như Mevac AC hoặc nhóm C và Y kèm Hib như MenHibrix. Ngoài ra, có loại tứ liên có tác dụng gây miễn dịch cho 4 nhóm A, C, Y và W-135, có thể là loại polysaccaride như Menomune, hoặc loại conjugate như Menactra, Menveo. Văcxin chuyên dành cho nhóm B chỉ mới được đưa vào sử dụng gần đây là Bexsero và Trumenba. Ở Việt Nam cũng có dạng văcxin kết hợp cho hai nhóm B và C: VA-Mengoc BC.

Một số lưu ý khi chích ngừa văcxin:

Theo VnExpress, văcxin nhóm nào chỉ có thể phòng ngừa nhóm đó và không có tác dụng phòng ngừa chéo cho các nhóm khác. Ở vùng Đông Nam Á, nhóm A là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ở Việt Nam, một số ca gây bệnh nhóm B và C đã được ghi nhận.

Khá nhiều thông tin ghi nhận không có văcxin phòng ngừa nhóm B. Điều này hiện nay không đúng vì văcxin nhóm B mới được đưa vào sử dụng gần đây. Trumenba được FDA Mỹ cấp phép vào tháng 10/2014 và Bexsero được cấp phép vào tháng 1. Ở Việt Nam, để đảm bảo phòng ngừa cả ba nhóm A, B, C, phải chủng ngừa cả hai loại văcxin.

Văcxin não mô cầu A-C nằm trong lịch tiêm chủng quốc gia nhưng thuộc nhóm không bắt buộc và có thể phải trả chi phí thêm. Việc chủng ngừa thường được thực hiện lúc 18 tháng tuổi và lặp lại 3 năm một lần.

Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.

Chẩn đoán sớm

Việc chẩn đoán và điều trị não mô cầu đã được Bộ Y tế ra văn bản hướng dẫn. Điều cần nhấn mạnh là bệnh lý gây ra do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh và có thể đưa đến tử vong trong vòng 24 giờ sau khi phát bệnh. Do đó, chờ đợi những triệu chứng điển hình như ban xuất huyết hay cứng cổ có thể là quá trễ. Mặt khác, soi hoặc cấy ra vi khuẩn không giúp phân biệt được người mang khuẩn hay bệnh nhân thực sự. Do đó, chẩn đoán sớm chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tể học và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng.

Về phía bệnh nhân, cần biết là có khá nhiều trường hợp nhiễm siêu vi khác có biểu hiện tương tự nhưng diễn tiến và dự hậu khác rất nhiều. Trên nguyên tắc, khi một người có các biểu hiện sốt, nhức đầu, việc tự điều trị bằng các thuốc cảm sốt không ghi toa là hợp lý và bệnh nhân luôn được khuyên là đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 48-72 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm não mô cầu, đây có thể là khoảng thời gian vàng trong điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nặng. Vì thế, không nên chần chừ khi có nghi vấn, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ tiếp xúc bệnh nhân trước đó.

Vân Trang

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.