Bi kịch những hành trình tìm con bị bắt cóc ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều tháng 10 cách đây 12 năm, cô bé Cheng Ying 5 tuổi đang chờ mẹ đến đón tại trường tiểu học để đưa về ăn trưa. Do mẹ cô bé đến muộn vài phút nên Ying tự đi bộ về nhà. Mới đi được chưa đầy 200 m, bé gái đã bị những kẻ lạ mặt bắt cóc và mang đi trên một chiếc taxi - điều khiến cô mất 10 năm trong quãng đời tuổi thơ.
Ônh Cheng Zhu, 43 tuổi, nói chuyện cùng con gái Cheng Ying, 16 tuổi, bên bờ sông Tian ở tỉnh Hồ Bắc. (Nguồn: WashingtonPost)
Ônh Cheng Zhu, 43 tuổi, nói chuyện cùng con gái Cheng Ying, 16 tuổi, bên bờ sông Tian ở tỉnh Hồ Bắc. (Nguồn: WashingtonPost)

Ying chỉ một trong số hàng trăm nghìn trẻ em ở Trung Quốc được cho là đã mất tích trong hơn 4 thập kỷ qua, một vấn nạn đã khiến cho làn sóng phản ứng dữ dội trên mạng xã hội cùng như Internet và cuối cùng khiến chính phủ nước này phải ra biện pháp quyết liệt để ngăn chặn.

Đến nay vẫn chưa có một con số đáng tin về số lượng trẻ em bị mất tích mỗi năm ở Trung Quốc, khi các nghiên cứu chỉ ước tính rằng con số ở trong khoảng 20.000 - 200.000. Dù là một quốc gia có dân số cực lớn, nhưng vấn nạn này vẫn là một thảm kịch nhân đạo trên diện rộng.

Nguồn gốc của vấn nạn nằm ở chính truyền thống trọng nam ở nhiều vùng Trung Quốc, kết hợp với một số quan chức tha hóa. Ở nhiều ngôi làng, do khát khao xây dựng một đại gia đình nên nhiều nhà mong muốn có con trai. Có cung ắt có cầu, bởi vậy mà sản sinh ra tệ nạn: Các băng đảng tội phạm cấu kết với cảnh sát tha hóa để đáp ứng nhu cầu của các gia đình.

Một truyền thống cổ hủ ở nhiều vùng ở Trung Quốc, khi mà người dân có nhiều con cái trong gia đình có thể đem cho con mình cho một người thân không có con. Truyền thống này đã phần nào đáp ứng nhu cầu của các gia đình hiếm muộn, đặc biệt khi mà khả năng tài chính của dân Trung Quốc ngày một tăng.

Những bé trai sơ sinh ở Trung Quốc đặc biệt được ưa chuộng, theo ông Anqi Shen, chuyên gia làm việc tại ĐH Teeside của Anh, cho hay, và có thể bị bán với giá 120.000 NDT (18.000 USD) ở các tỉnh giàu phía Đông của nước này.

Cheng Ying chỉ là một trường hợp cực hiếm trong số những đứa trẻ bị bắt cóc nhờ có một kết thúc có hậu.

Sau khi bị những người lạ mặt bắt cóc, Ying được đưa tới một ngôi nhà của một người phụ nữ chuyên buôn bán trẻ em, nơi mà cô bị giam giữ cùng hàng chục đứa trẻ khác. "Tôi bị đánh đập và bỏ đói", Ying kể lại.

Khi lên 7 tuổi, Ying đã bỏ trốn và chạy tới đồn công an để tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng những sỹ quan đó lại cho rằng cô chỉ là một đứa trẻ kiếm trò "nghịch ngợm". Đó là sự việc gây tổn hại tâm lý ghê gớm đối với Ying và khiến cô mất hết lòng tin vào chính quyền, khiến cô cảm thấy cô độc và mất phương hướng.

Cuối cùng, Ying bị bán cho một gia đình có nông trại sản xuất mật ong cách đó hàng trăm dặm ở một tỉnh lân cận, những người không có khả năng sinh con. "Tôi không có máu mủ gì với họ, không liên hệ. Bởi vậy tôi luôn muốn bỏ đi", Ying nói.

Vào thời điểm đó, công việc của ông Cheng đang rất yên ổn và còn dự kiến sẽ chuyển tới nhà mới. Được xét là một hộ nông dân và có sinh con đầu lòng là con gái nên ông được cho phép có con thứ hai. Ngày cô con gái đầu mất tích cũng chính là ngày mà gia đình ông đang chuẩn bị mừng 100 ngày sinh đứa con gái thứ hai.

Trong nỗi đau vô tận, ông đi báo cảnh sát, những người nói rằng họ không thể lập vụ án cho tới khi cô bé mất tích quá 24 giờ. Trong cơn hỗn loạn, ông Cheng tự mình tìm kiếm khắp vùng, đến từng nhà một để hỏi, đến từng trạm xe buýt, huy động tới 70 người thân và bạn bè cùng tìm kiếm. Nhưng cuối cùng vẫn không thấy dấu vết của cô con gái họ.

Nhờ vẫn lưu giữ ký ức về cha mẹ thật của mình. Đến tuổi 15, khi lần đầu được dùng smartphone, điều đầu tiên mà Ying làm là lên Internet để tìm kiếm gia đình mình. Từ duy nhất mà cô còn nhớ được lúc đó là "Dabaiyang". Cô tìm đến một diễn đàn trực tuyến và hỏi xem có ai biết về cụm từ này không. Chỉ sau vài phút, cô đã có câu trả lời, và đó là tên một vùng ngoại ô của thành phố Tây An.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của ông Cheng cuối cùng đã được đền đáp khi chỉ vài giờ sau, ông đã được nói chuyện với cô con gái mất tích 10 năm của mình.

Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc cho rằng, giới học giả đã thổi phồng vấn nạn bắt cóc. Năm 2014, cơ quan này cho hay họ đã giải cứu được 4.000 trẻ em, nhưng trước đó đã từng có một chiến dịch lớn kéo dài từ 2009 đến 2012 đã giải cứu được trên 35.000 trẻ em và triệt phá được 9.000 băng đảng bắt cóc; theo giới truyền thông nước này.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, một website có tên Baobeihuijia (Trẻ em Trở về Nhà) đã đăng ký cho 36.741 cặp vợ chồng có con mất tích và 30.370 trẻ em tìm kiếm cha mẹ của chúng. Website này cho hay họ đã giúp đỡ được 1.963 gia đình đoàn tụ.

Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cũng có biện pháp mới đầy hữu hiệu để dẹp tan vấn nạn này, trong đó gồm xây dựng một cơ sở dữ liệu DNA để giúp các cặp cha mẹ tìm kiếm con mình, ngoài ra còn thiết lập một hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên Website.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?