Cái giá của sự đánh đổi

(Ngày Nay) - Việc đưa các vũ công uốn éo trong những bộ áo quần thiếu vải lòe loẹt rẻ tiền lên một chuyến bay gọi là “chuyên cơ” để đón các cầu thủ - những người đã đem lại niềm tự hào cho toàn dân trong mấy tuần qua, là một việc làm sai lầm và liều lĩnh ngoài sức tưởng tượng bắt nguồn từ những bộ óc có "đẳng cấp” văn hóa cũng ngoài sức tưởng tượng của công chúng.
Cầu thủ U23 bước xuống từ máy bay của Vietjet Air.
Cầu thủ U23 bước xuống từ máy bay của Vietjet Air.

Trong những ngày qua chiến thắng vang dội của đội bóng đá U23 Việt Nam đã trở thành một sự kiện quốc gia hiếm có, thu hút sự quan tâm của mọi thế hệ, mọi thành phần xã hội ở Việt Nam.

Trong không khi hào hứng chờ đợi với những cảm xúc thiêng liêng mà cả nước dành cho các cầu thủ trẻ Việt Nam vào ngày đón đoàn về nước, thật đáng tiếc đã để một số diễn biến bất ngờ diễn ra trên chuyến chuyên cơ đón đoàn.

Điều này nằm ngoài sự mong đợi của đại chúng, gây nên làn sóng phản ứng dữ dội của dư luận. Nhiều người bày tỏ thái độ giận dữ và lên án những việc làm đầy vụ lợi, đi ngược thuần phong mỹ tục, phản văn hóa, phá hoại không khí trang trọng cần tương xứng với tình cảm mà nhân dân dành cho các cầu thủ.

Ngoài thái độ phản ứng, đại bộ phận dư luận vẫn còn đang ngỡ ngàng đi tìm hiểu căn nguyên của sự việc. Để giúp dư luận có thêm thông tin về sự việc này, Ngày Nay xin giới thiệu ý kiến đánh giá của bà Trần Bích Hà, nguyên là một trong những nhà kinh tế hàng không thế hệ đầu tiên của Việt Nam. Bà Hà được đào tạo bài bản ở Học viện Hàng không Liên Xô, công tác nhiều năm, từng giữ nhiều cương vị quản lý và lãnh đạo trong ngành Hàng không Việt Nam. Hiện nay bà Hà vẫn tiếp tục hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế và được đánh giá là Nhà Lãnh đạo nữ Tâm Đức.

***

Như một người Việt Nam có lương tri – tôi không bao giờ tán thành việc sử dụng các sự kiện có tính chất trọng đại của đất nước, mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa xã hội, hoặc sử dụng tên tuổi những người có công lao với quốc gia để quảng bá cho thương hiệu cá nhân hoặc công ty. Chỉ riêng cái việc họ bỏ tiền giúp đỡ, tài trợ… đã là đủ để xã hội và người được giúp đỡ ghi công rồi. Nhưng nếu cố dấn lên để bắt người nhận sự giúp đỡ phải cầm bảng hiệu tên công ty để chụp ảnh đưa lên báo chí thì sẽ biến sự kiện tài trợ thành sự đánh đổi thô bạo, hoặc đúng hơn là sự cưỡng duyên một cách lố bịch.

Một hãng hàng không tài trợ chuyến bay đưa các cầu thủ về sau khi làm nên những kỳ tích bóng đá vẻ vang cho nước nhà, nên được nhìn nhận kỹ về các khía cạnh sau:

Nếu đoàn chưa có vé máy bay hoặc thiếu tiền mua vé thì hành động tài trợ đó là cần thiết và đúng lúc. Nhưng vì đoàn đã có vé, đã cam kết sử dụng dịch vụ của một hãng hàng không khác, với chặng về đã được lên kế hoạch trước đó hàng tháng – thì theo quan điểm cá nhân tôi – đó là hành động “chơi xấu” mà giới kinh doanh tử tế, có đạo đức ít khi dám làm. Anh cậy anh có tiền hoặc có quan hệ dựa trên tiền bạc, chơi tay trên, giật hợp đồng để dùng đó làm phương tiện PR cho công ty mình, nhìn vào bản chất sự việc chắc ai cũng hiểu.

Là người từng hoạt động trong ngành hàng không, tôi hiểu giá cả của một chuyến bay. Thời tôi còn làm việc, giá “thuê khô” một giờ bay quãng hơn 2,000 USD (nếu tôi nhớ không nhầm về con số chi tiết). Thuê khô, nghĩa là chỉ thuê máy bay, chưa có tổ lái, tiếp viên và nguyên liệu. Nhưng vì các hãng hàng không hay có xu hướng thừa máy bay, thì việc “xô dịch” lịch bay để bố trí được thêm một chuyến bay mới là hoàn toàn có thể nếu được báo trước chỉ vài giờ? Vì vậy, một chuyến bay có thể là lớn đối với người ngoài ngành. Với người trong ngành thì đây thực sự chỉ là “của nhà trồng được”, nghĩa là nếu anh bố trí thêm một chuyến bay với mục đích gì đó, thì cái máy bay đã sẵn đó, anh chỉ cần thêm chi phí nhiên liệu, phi công, tiếp viên, suất ăn, tiền hạ cất cánh và phí không phận (nếu có). Công ty nào chi tiết hơn thì bổ cho mấy giờ bay đó một ít chi phí khấu hao tiền mua hoặc thuê máy bay (vì nếu là máy bay thuê theo tháng, đằng nào anh cũng phải trả cho vài trăm giờ bay là ít nhất, bay thiếu giờ anh vẫn phải trả đủ). Tôi viết như vậy là muốn dẫn dắt đến ý sau đây.

Chắc ai đó ở Liên đoàn Bóng đá, khi đi mặc cả cho việc đánh đổi kế hoạch bay cho ai đó đang muốn giành lấy “quyền” ăn theo tên tuổi đang được cả gần 100 triệu người dân ngưỡng mộ thì chắc chắn phải hiểu rõ cái lợi thế của mình khi đàm phán để mặc cả sao cho có lợi nhất cho các cầu thủ, cũng như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Bóng đá Việt Nam hay bóng đá thế giới là cái nghề sống nhiều bằng tài trợ, bằng đánh đổi hình ảnh cho các công ty quảng cáo. Nhiều hãng hàng không đã mua đứt quyền quảng cáo cho một CLB bóng đá, và “độc chiếm” luôn màu cờ sắc áo của CLB đó.

Bởi vậy câu hỏi đặt ra ở đây là:

Ai, vị nào ở Liên đoàn bóng Việt Nam đã đảo lộn cả một kế hoạch bay đã được chuẩn bị trước đó cả tháng, đem tên tuổi của U23 ra để đánh đổi với cái giá “rẻ mạt” chỉ là một chuyến bay gọi là “chuyên cơ”? Nếu là tôi, nếu làm người thay mặt Liên đoàn Bóng đá đi đàm phán, thì để cho một công ty được giành quyền chở các cầu thủ về, muốn tôi “lật cờ” để trả vé đã đặt ở hãng khác, tôi phải đòi cho bằng được cho đội tuyển, cho Liên đoàn ít nhất dăm bảy triệu USD là cái chắc. Ai có đầu óc tính toán một chút sẽ ra ngay được con tính trước mắt và con tính lâu dài của pha “tài trợ” ngoạn mục với cái giá quá bèo này, đó là:

- Được toàn thể các công cụ truyền thông, truyền hình, báo chí, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, nói đến tên công ty trong hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Vậy anh cần bỏ bao nhiêu tiền trả cho quảng cáo nhỉ? Vài triệu USD có đủ không? Chưa kể là quảng cáo thì chẳng ai xem mấy, còn lần này anh hội tụ đủ hơn 90 triệu đôi mắt dán lên màn hình TV hoặc điện thoại thông minh hàng giờ, hàng ngày.

- Về lâu dài, anh được có quan hệ với Liên đoàn Bóng đá, anh có ”cái cớ” để kể công là đã tài trợ, cái cơ hội liên đoàn sẽ chọn hãng của anh khi các cầu thủ cần phải di chuyển là rất lớn. Mà chuyến bay chở các cầu thủ nổi tiếng tiếp theo lại là những cơ hội PR lớn trong tương lai.

- Liên đoàn phải được quyền đặt ra các yêu cầu đặc biệt về dịch vụ, cũng như quy định về việc hãng đó được sử dụng những hình ảnh gì để quảng bá tên tuổi. Cái việc định biến U23 thành các playboy cùng "gái" trên máy bay phải bị cấm đầu tiên. Cái gì sẽ diễn ra nếu các "gái" này dụ được cầu thủ nào đó dại dột có hành động không hay, thì tên tuổi đội tuyển sẽ ra sao?

Vì vậy, tôi đề nghị cần phải làm rõ xem có gì mập mờ ở phía sau cái hợp đồng tài trợ này mà theo tôi tôi là chẳng lợi lộc gì cho phía được hưởng tài trợ là Liên đoàn bóng đá và các cầu thủ, mà trên thực tế là chỉ có lợi cho phía nhà tài trợ mà thôi? Có ai đút túi bất cứ khoản tiền riêng nào từ nhà tài trợ cho một cái giá PR quá rẻ này không?

Về cái màn “biểu diễn giá rẻ” trên máy bay, tôi thấy không cần thiết có thêm ý kiến, vì dư luận đã nói đến quá nhiều rồi. So với các màn biểu diễn ở cái xứ sở du lịch “sex” nổi tiếng là Thái Lan, thì quả thật nó rẻ hơn theo chiều hướng “mạt hạng”.

Điều làm tôi lo sợ, lo sợ đến ớn lạnh, là nếu không bị chặn kịp thời mà để thành hiện thực khi cái hãng kia được mua quyền quảng cáo độc quyền của thương hiệu U23, thì họ sẽ biến các chàng trai U23 thành playboy để quảng cáo cho thứ "văn hóa bikini" mất. Việc đưa các vũ công, người mẫu uốn éo trong những bộ áo quần thiếu vải lòe loẹt rẻ tiền lên một chuyến bay gọi là “chuyên cơ” để đón các cầu thủ - có cầu thủ vừa mới qua tuổi vị thành niên - những người đã đem lại niềm tự hào cho toàn dân trong mấy tuần qua, là sự kết nối trái tim và khối óc của hàng trăm triệu con người Việt Nam và châu Á – là một việc làm sai lầm và liều lĩnh ngoài sức tưởng tượng bắt bắt nguồn từ những bộ óc có "đẳng cấp” văn hóa cũng ngoài sức tưởng tượng của công chúng cả nước.

Giờ đây cần phải làm rõ, làm THẬT RÕ trách nhiệm cá nhân của những người có liên quan trong vụ này, đánh giá kết luận một cách công khai để sau này đừng ai, không một công ty nào còn dám vì quyền lợi thiển cận, mà đạp lên mọi giá trị đạo đức dân tộc.

Xin có vài lời khuyên cho nhà tài trợ, nếu tôi là người tổ chức chuyến bay này, thì cái cơ hội ngàn vàng để PR tên tuổi công ty sẽ là: Tiếp viên sẽ mặc áo dài đỏ và sao vàng trên ngực. Một bữa ăn ngon mang đậm tính dân tộc ngay sau khi máy bay ổn định độ cao. Một không khí yên lặng với nhạc ru con hoặc nhạc nhẹ ngay sau bữa ăn để các cầu thủ nghỉ ngơi sau những trận chiến đấu đầy vất vả để đem lại danh dự cho đất nước. Không cho phép bất cứ ai được xông ra đòi chụp ảnh với các cầu thủ để PR tên tuổi cá nhân, kể cả các tiếp viên phục vụ. Các cô tiếp viên cần nhẹ nhàng, cẩn trọng đi lại chăm sóc cầu thủ, đắp lại cái chăn bị lệch, kê lại cái gối bị xô nghiêng, đóng vai trò là những cánh én đưa các cầu thủ về với Tổ quốc. Chẳng ai cấm việc hãng đó thuê người quay phim chụp ảnh chuyên nghiệp quay những cảnh đó, rồi phát ngay lập tức khi máy bay vừa hạ cánh. Đó sẽ là hình ảnh, những khoảng khắc đẹp nhất mãi mãi đi vào lòng người. Những hình ảnh đẹp đẽ ấy sẽ khiến mọi người quên đi rằng đang được họ đưa vào một chiến dịch PR quảng bá hình ảnh…

Chọn sự khác biệt có thể là một cách để làm thương hiệu. Nhưng không phải cứ hễ khác biệt là có đẳng cấp. Bikini và ấn tượng sexy có ý nghĩa ở chỗ nào đó. Nhưng theo tôi những cái đó không thể đem lại những thông điệp văn hóa lành mạnh và sẽ không thể làm nên đẳng cấp dịch vụ. Cái đó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, càng không phù hợp với một sự kiện được nhân dân cả nước trông chờ và nồng nhiệt tham gia như một sự kiện trọng đại hiếm hoi của đất nước. Tôi tin rằng trên 95% người dân Việt Nam sẽ đồng tình với quan điểm này của tôi. 

TPHCM - 28/1/2018

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.