Cảnh báo làn sóng mới nợ công ở các nước đang phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước, lên 9.000 tỷ USD vào năm 2021. Trước thực tế này, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/12 cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia này phải đối mặt ngày càng gia tăng với lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất cũng tăng.
Cảnh báo làn sóng mới nợ công ở các nước đang phát triển

Đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều quốc gia phải vay mượn nhiều hơn, và Chủ tịch WB David Malpass cảnh báo rằng thế giới đang đối mặt với làn sóng khủng hoảng nợ thứ năm.

Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại trong năm nay, với nguy cơ gia tăng về suy thoái kinh tế thế giới vào năm 2023 trong bối cảnh thế giới đang trải qua một trong những giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ nhất trong 50 năm qua. Do đó, ông Malpass cho rằng cần có cách tiếp cận toàn diện để giảm nợ, tăng tính minh bạch và tạo điều kiện tái cơ cấu nhanh hơn, qua đó các quốc gia có thể tập trung vào chi tiêu hỗ trợ tăng trưởng và giảm nghèo.

WB chỉ rõ các nước nghèo nhất đủ điều kiện vay từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) hiện chi hơn 1/10 doanh thu xuất khẩu của họ để trả nợ công dài hạn và nợ nước ngoài được bảo lãnh và đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000. Nợ nước ngoài của các quốc gia tham gia IDA cũng tăng gần gấp ba lần trong thập kỷ tính đến năm 2021.

WB cho biết nhìn bề ngoài, các chỉ số nợ dường như đã được cải thiện vào năm 2021, song điều này không đúng với các quốc gia IDA.

Thời gian gần đây nhất, thế giới từng chứng kiến cuộc khủng hoảng nợ ở châu Á trong giai đoạn 1997-1998 và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu (2009-2012). Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Á trong giai đoạn 1997-1998 bắt nguồn và bùng nổ ở Thái Lan (vào tháng 7 năm 1997), sau đó lan rộng ra phần còn lại của Đông Nam Á và các nước khác trong khu vực châu Á.

Tương tự, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm các nước Bồ Đào Nha, Ireland, Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.