(Ngày Nay) - Thời điểm này hết sức phù hợp để đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và phải phân kỳ đầu tư hợp lý, đảm bảo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không ảnh hưởng lớn tới nợ công. Đó là chia sẻ bên hành lang Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11 của một số đại biểu Quốc hội.
(Ngày Nay) - Trong các cuộc vận động tranh cử, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris từng nhiều lần chia sẻ với cử tri về kế hoạch cắt giảm thuế cho hàng triệu người Mỹ, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, và hạ giá nhà ở cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã công bố kế hoạch cải cách các quy định về nợ công của nước này để đẩy mạnh chi tiêu công trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Chính phủ Đức sẽ tìm cách tiếp tục trì hoãn áp dụng biện pháp giới hạn nợ công theo quy định của hiến pháp sau phán quyết bất ngờ của tòa án làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu của chính phủ và có thể đẩy nền kinh tế số 1 của Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc khủng hoảng ngân sách. Nếu được thực hiện, đây sẽ là năm thứ 4 liên tiếp Chính phủ Đức phải hoãn thực thi biện pháp này.
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's ngày 10/11 đã hạ triển vọng nợ công của Mỹ từ mức "ổn định" xuống mức "tiêu cực". Thông tin này được công bố 1 tuần trước khi Quốc hội Mỹ nhóm họp về vấn đề ngân sách. Tuy nhiên, Moody's vẫn giữ hạng tín dụng của nợ công Mỹ ở mức Aaa cao nhất.
(Ngày Nay) - Tối 1/6 (theo giờ địa phương), với 63 phiếu thuận và 36 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật đình chỉ chính sách áp dụng trần nợ công, qua đó tránh được thảm họa vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
(Ngày Nay) - Ngày 31/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật về trần nợ công với các nội dung được Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nhất trí trước đó sau nhiều tuần nỗ lực đàm phán.
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có, vốn sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ phá hủy vị thế lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ.
(Ngày Nay) - Thông tin từ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), 3 tháng đầu năm 2023, tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 71.552,9 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 64.595,8 tỷ đồng, trả nợ cho vay lại khoảng 6.957,2 tỷ đồng.
(Ngày Nay) - Nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước, lên 9.000 tỷ USD vào năm 2021. Trước thực tế này, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/12 cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia này phải đối mặt ngày càng gia tăng với lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất cũng tăng.
(Ngày Nay) - Ngày 7/10, các lãnh đạo lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã đạt thỏa thuận nhằm ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ trong 2 tuần tới.
(Ngày Nay) - Thâm hụt thương mại Mỹ tăng trong tháng 8 khi kim ngạch nhập khẩu áp đảo kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phục hồi sau cú sốc dịch COVID-19.
(Ngày Nay) - Tổng thống Joe Biden đã hoãn chuyến đi tới Chicago để ở lại Washington và đấu tranh cho chương trình nghị sự trong nước của mình, vốn đang gặp bế tắc tại Quốc hội, phía Nhà Trắng cho biết.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng ngay cả khi không cấp bảo lãnh đối với khoản vay 2,6 tỷ USD của ACV thì Chính phủ vẫn có trách nhiệm trong việc xử lý rủi ro đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.
Các yêu cầu chi tiêu trong tài khóa 2020 đã lên đến mức kỷ lục 105.000 tỷ yen (khoảng 996,30 tỷ USD), vượt con số 102.800 tỷ yen yêu cầu chi cho tài khóa hiện tại.
Nợ công của Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 22.000 tỷ USD, tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 nền kinh tế lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Đức cộng lại.
Hiện khoản vay dài nhất của Việt Nam là tới năm 2055. Bình quân các khoản nợ phải trả khoảng 12 năm. Và thời điểm Việt Nam phải trả nợ nhiều là từ năm 2022-2025.