Chậm công khai tin mật có thể khiến nhiều người bị quy chụp

(Ngày Nay) - Việc chậm công khai, công khai hình thức và lạm dụng bảo mật để không công khai ở nhiều cơ quan bộ, ngành vừa ảnh hưởng đến nhà nước, tổ chức, công dân, vừa ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng rất lớn; đẩy người dân, một số hoạt động nghề nghiệp vào tình trạng dễ bị quy chụp, Chủ nhiệm UB Tư Pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho biết.
ĐBQH Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội
ĐBQH Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội

Vào sáng 22/11, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Theo dự thảo luật, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định: 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật, báo Người Lao Động đưa tin.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (đại biểu tỉnh Thái Nguyên) phân tích, giữa bảo vệ bí mật và công khai, minh bạch, giữa quyền tiếp cận thông tin với nhu cầu phải đảm bảo bí mật, trong một chừng mực nào đó có ranh giới rất khó và phải làm một cách rõ ràng.

Theo bà Nga, bí mật nhà nước bị lộ, văn bản mật của những cơ quan quan trọng được chụp đưa lên mạng internet gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của nhà nước, quốc gia. Ngược lại, cũng có tình trạng lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật.

Danh mục mật thì chậm rà soát, sửa đổi và có những danh mục mật từ năm 2004 đến nay chúng ta vẫn dùng. Trong khi hệ thống luật công khai, minh bạch, sửa đổi rất nhiều, có cơ quan đóng mật vào cả danh sách vụ trưởng hiện hành.

“Vụ trưởng hiện hành thì có gì mật, có những Bộ đóng dấu mật cả vào chất vấn của đại biểu Quốc hội, mà không có thông tin mật nhưng vẫn đóng mật vào làm cho đại biểu Quốc hội không thể trả lời cử tri về thông tin mà mình chất vấn được”- bà Nga nêu thực tế.

Việc chậm công khai, công khai hình thức và lạm dụng bảo mật để không công khai ở nhiều cơ quan bộ, ngành vừa ảnh hưởng đến nhà nước, tổ chức, công dân, vừa ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng rất lớn; đẩy người dân, một số hoạt động nghề nghiệp vào tình trạng dễ bị quy chụp.

“Chúng tôi cũng theo dõi các vụ án thấy một số cá nhân cũng rơi vào vòng lao lý trong những trường hợp các văn bản quy định không rõ ràng. Ví dụ, một số phóng viên báo chí và thậm chí cán bộ nhà nước cũng có thể bị. Trong một số trường hợp thực tế cũng đã có, vì bị quy là làm lộ tài liệu mật khi quy định về mật không rõ ràng”- bà Nga nói và đề nghị phải quy định thật rõ ràng.

Về thời hạn giải mật bí mật nhà nước, ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH, cho rằng quy định về giải mật chưa rõ ràng. Có những bí mật nhà nước đương nhiên được giải mật bởi một sự kiện pháp lý. Dẫn ví dụ chúng ta vừa kỷ niệm 70 năm ngày thương binh, liệt sĩ, kế hoạch các lãnh đạo Đảng, nhà nước đi dự ở các điểm cầu truyền hình thì hoàn toàn là bí mật. Nhưng khi bắt đầu MC giới thiệu là các lãnh đạo có mặt tại đó, thì đương nhiên sự kiện pháp lý đó sẽ trở thành giải mật sự kiện đó. Cho nên để 10 năm, 20 năm là không cần thiết. 

Chậm công khai tin mật có thể khiến nhiều người bị quy chụp ảnh 1ĐB Nguyễn Mai Bộ. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) khẳng định, bí mật nhà nước là một tài sản của quốc gia, nhằm để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Chính vì thế ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật quy định cụ thể về trách nhiệm, điều kiện đối với những người được giao nhiệm vụ trực tiếp biên soạn dự thảo bí mật nhà nước, những người được tiếp cận bí mật nhà nước trong thời gian còn làm nhiệm vụ, khi thôi nhiệm vụ và khi đã nghỉ hưu; biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm làm lộ, lọt bí mật nhà nước.

“Theo tôi, đối với thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ tuyệt mật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh 30 năm là hơi ngắn, vì trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh những tài liệu, vật liệu mang độ tuyệt mật là những tài liệu, vật liệu có nội dung đặc biệt quan trọng, chỉ phổ biến cho những người có trách nhiệm, nếu bị lộ, lọt sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến chủ quyền an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc. Vì vậy, tôi đề nghị cần nghiên cứu tăng thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh”- ông Quân nêu quan điểm.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) dẫn ra báo cáo của Bộ Công an về tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, trong đó đánh giá tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước trong những năm qua còn diễn biến nghiêm trọng, gia tăng cả về số vụ, số người, tính chất và mức độ vi phạm. Hình thức lộ, lọt qua nhiều hình thức như phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí xuất bản và qua hợp tác quốc tế... Qua đó, bà Phúc đề nghị bổ sung một khoản về hành vi cấm là lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác để thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, theo Dân trí.

Tổng hợp

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.