Hai trong số những nền văn minh sớm nhất từng sử dụng lịch tuần có 7 ngày là người Babylon và người Do Thái. Tuy nhiên việc đặt tên các ngày trong tuần lại xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại với việc gắn mỗi ngày với tên của một vị thần.
Với hầu hết mọi người, Chủ nhật đã từng được coi là ngày của Mặt trời từ thời Ai Cập cổ đại (khoảng 15000 năm trước Công nguyên) nhân danh thần Mặt trời trong văn hóa Ai Cập cổ đại, thần Ra. Nguồn gốc của thần Ra được bắt đầu từ Vương triều Thứ 5, khi đó Ra trở thành vị thần tối cao trong văn hóa Ai Cập cổ, và được miêu tả là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Ý nghĩa của tên "Ra" chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng nhiều người nghĩ nếu nó không mang nghĩa là mặt trời thì nó có thể mang một số nghĩa liên quan tới "sức mạnh sáng tạo" hay là "người sáng tạo". Các Pharaoh tự xưng là "con của thần Ra" không phải chỉ vì thần này rất được kính nể mà còn vì người ta nói rằng thần đã lập lại trật tự từ sự hỗn loạn. Thần Ra thường được mô tả dưới dạng một con chim ưng trên đầu đội chiếc đĩa mặt trời.
Người Ai Cập truyền lại ý tưởng về 7 ngày trong tuần cho người La Mã, những người cũng bắt đầu một tuần bằng ngày chủ nhật, còn gọi là dies solis. Khi dịch sang tiếng Đức cổ, nó có tên làsunnon-dagaz, và cuối cùng chuyển sang tiếng Anh trung cổ là sone(n)day.
Trong truyền thống Thiên chúa giáo, ngày đầu tuần trùng với cuốn đầu tiên của Kinh thánh - Genesis - khi một trong những điều đầu tiên Chúa làm là nói "hãy chiếu sáng, và ánh sáng xuất hiện". Đó là lý do không ít nước trên thế giới coi Chủ nhật mới là ngày đầu tuần như trên một số cuốn lịch. Tuy nhiên không phải nền văn minh nào cũng coi Chủ nhật là ngày đầu tuần, nổi bật chính là các hệ ngôn ngữ Slavic. Theo đó, Chủ nhật là ngày cuối tuần và không đặt theo tên thần mặt trời.
Lịch máy tính sẽ coi Chủ nhật là ngày đầu tuần theo cách hiển thị bằng tiếng Anh. |
Ngày thứ Hai (Monday) được đặt theo tên Mặt trăng. Trong tiếng Latin, nó được gọi là dies lunaevà chuyển thành Monandaeg (tiếng Anh cổ) và Monday trong tiếng Anh. Với hệ văn hóa Slavic, thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.
Nguồn gốc tên của các ngày trong tuần.
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này đương nhiên được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia.
Trong xã hội hiện đại, thứ Hai lại càng được mặc định là ngày đầu tiên trong tuần bởi rất dễ hiểu, thứ Hai chính là ngày mà người lớn sẽ quay trở lại làm việc và trẻ em sẽ quay trở lại trường học sau dịp cuối tuần nghỉ ngơi.
Thứ Ba luôn được dành cho vị thần chiến tranh. Ở Hi Lạp cổ đại, nó được gọi là Hemera Areos(ngày của Ares). Với người La Mã, đây là dies Martis và trong tiếng Anh cổ là Tiwesdaeg, theo tên thần chiến tranh của người Bắc Âu là Tiwaz (hay Tiw)
Ban đầu, thứ Tư là ngày của sứ giả của các vị thần, và ở Hi Lạp cổ đại, thứ Tư được gọi làHemera Hermu (ngày của Hermes), sau đó là dies Mercurii. Khi chuyển sang hệ Anglo-Saxons, họ dành ngày này cho thần Odin, hay còn gọi là Woden.
Jupiter được dành tặng cho ngày thứ Năm, dies Jovis trong tiếng La Mã. Trong khi đó, ở Anh, ngày này dành cho Thor (Vị thần của sấm sét) và được gọi là thurresdaeg, hay sau này là thur(e)sday.
Một trong những ngày được mong chờ nhất, thứ Sáu, là dành cho Aphrodite và Venus. Ở Bắc Âu và Anh cổ, Venus gắn liền với hình tượng Frigg, nữ thần thông thái. Trong tiếng Anh cổ, ngày này gọi là frigedaeg hay fridai trong thời Trung cổ.
Với nhiều nền văn hóa, thứ Bảy là ngày cuối cùng trong tuần. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là dies Satumi, sau này chuyển thành Saterday trong tiếng Anh trung cổ. Điều đáng chú ý là nhiều nền văn hóa coi thứ bảy, chứ không phải chủ nhật, là ngày nghỉ.
Xem thêm:
- Những sự thật khoa học “phũ phàng” khiến bạn phải “há hốc mồm”
- Những bí mật thú vị về người thuận tay trái
Theo Trí thức trẻ