Trao đổi với Ngày Nay, ông Huỳnh Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND phường 14, tổ trưởng tổ cưỡng chế, cho biết: “Trước ngày cưỡng chế ba tuần, chúng tôi thành lập tổ công tác nhằm vận động các hộ tự di dời, có bảy hộ đã thực hiện. Nhưng có một hộ không hợp tác, chúng tôi đến kêu cửa rất nhiều lần nhưng hộ này vẫn không tiếp. Sau đó một tuần, tổ công tác tiếp tục vận động. Qua nắm tình hình từ khu phố, từ cảnh sát khu vực và phân công các thành viên theo dõi vụ việc. Mặc dù họ vẫn không hợp tác nhưng đã dọn đồ đóng vào thùng, còn gia đình thì vẫn tiếp tục ở tại đây. Qua lần vận động thứ hai thì họ đã chuyển đi”.
![]() |
Phương tiện cơ giới có mặt tại hiện trường |
Cũng theo ông Huỳnh Hữu Phúc: “Chúng tôi đã chuẩn bị phương án nhà ở nơi khác cho tám hộ sinh sống trong những công trình xây dựng trái phép ở di tích nhà Vương Hồng Sển. Như vậy trước khi cưỡng chế, các hộ này đã không còn ở 11 Nguyễn Thiện Thuật, họ cũng đã tháo dỡ những vật dụng còn dùng được như mái tôn mang theo”.
Vào ngày 20/3, bà Thái Thị Hồng Nga, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh có công văn chỉ đạo UBND phường 14, trong đó có: “Sau khi cưỡng chế hoàn thành, bố trí lực lượng bảo vệ không cho các cá nhân, hộ gia đình (trừ các con, cháu của ông Vương Hồng Sển) tái lấn chiếm vào cư trú tại di tích”.
![]() |
Đội tháo dỡ đang phá bỏ các tường gạch xây dựng trái phép |
Trước đó, ngày 31/12/2024, Sở Văn hóa Thể thao TPHCM cũng có công văn gửi UBND quận Bình Thạnh, nêu: “Tổ chức vận động, cưỡng chế các cá nhân, hộ gia đình cư trú trong công trình di tích (trừ các con, cháu của ông Vương Hồng Sển đang cư trú tại di tích) ra khỏi di tích Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển”.
Theo ông Huỳnh Hữu Phúc, sau khi cưỡng chế, di dời các hộ dân lấn chiếm, sinh sống tại di tích này, thì còn 4 người là con, cháu của ông Vương Hồng Sển đang cư trú tại đây.
![]() |
Đội tháo dỡ đang phá bỏ các tường gạch xây dựng trái phép |
Theo ghi nhận của phóng viên Ngày Nay, sáng 25/3, lực lượng chức năng đã tiến hành phân luồng giao thông xung quanh tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật. Nhà thầu tháo dỡ có cả phương tiện cơ giới, đang tiến hành gỡ bỏ các tường gạch của các công trình xây dựng trái phép tồn tại hàng chục năm qua tại di tích này.
Ngôi nhà 11 Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh từng được dân chơi cổ vật, sách quý hiếm biết đến với tên gọi Vân Đường Phủ của học giả Vương Hồng Sển đã được ông hiến tặng cho Nhà nước. Vào tháng 8/2003, UBND TPHCM đã ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với ngôi nhà này là “Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng truyền thống”, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Clip: Cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm di tích nhà Vương Hồng Sển |
Ngôi nhà cổ của cụ Vương có 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750m2. Năm 1952, học giả Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất này. Sau đó cụ Vương bỏ nhiều công sức tạo dựng để căn nhà mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian và trầm tích văn hóa.