Chuyện về những 'ông thần giữ của' ngày đầu giải phóng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cách đây 46 năm, trong những ngày cả nước rộn ràng niềm vui thống nhất đất nước, có một đơn vị gồm 34 chiến sĩ trẻ tuổi đôi mươi lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là gìn giữ, bảo vệ khối tài sản vô cùng lớn cho đất nước, nhân dân.
Ông Hoàng Minh Duyệt và kỷ vật vô giá là con dấu của Ngân hàng quốc gia Việt Nam dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: bienphong.com.vn
Ông Hoàng Minh Duyệt và kỷ vật vô giá là con dấu của Ngân hàng quốc gia Việt Nam dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: bienphong.com.vn

Những ngày sống bên “hầm vàng, kho tiền, núi hàng” mà vẫn giữ vững lòng kiên trung cách mạng, vượt lên cám dỗ vật chất không chỉ là dấu son trong cuộc đời quân ngũ của các chiến sĩ đoàn C282.Q Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) mà còn là niềm tự hào chung về ý chí, phẩm chất cao đẹp người lính Cụ Hồ.

Đêm chiến thắng không ngủ

Sáng 30/4/1975, cùng với các cánh quân cuồn cuộn tiến vào trung tâm đầu não của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đoàn C282.Q Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hà Tĩnh, gồm 34 chiến sĩ (tương đương một trung đội đủ) lúc đó là một đơn vị thuộc Ban Kinh tài, Trung ương Cục Miền Nam cũng trên đường hành quân về Sài Gòn với nhiệm vụ tiếp quản thành đô được giải phóng.

Trong trang phục chỉnh tề với mũ tai bèo, khăn rằn quấn cổ, huy hiệu hình lá cờ giải phóng cài trên ngực... và vũ khí cá nhân, các chiến sĩ đoàn C282.Q tiến vào cửa ngõ phía Tây của Sài Gòn trên 3 chiếc xe Zin 157. Ngoài Ban Chỉ huy đoàn gồm Thượng úy Đặng Hồng Minh là Đoàn trưởng, Chuẩn úy Hoàng Minh Duyệt là Đoàn phó, Chính trị viên Thiếu úy Bùi Bá Lân, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 3 Đặng Tài Ô…là một số người ở độ tuổi 23-24 đã có vợ, phần còn lại đều là chiến sĩ trẻ mới 19-20 tuổi, chưa lập gia đình.

Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 30/4, cùng các đội quân xuất phát từ Trung ương Cục, đoàn C282.Q về tới Ngã tư Bảy Hiền, bắt đầu tiến vào thành phố trong niềm hân hoan chiến thắng và sự tò mò, háo hức của những người lính trẻ lần đầu tận mắt thấy một đô thị lớn. Đón chào họ là những món quà từ người dân thành phố vừa được giải phóng như bánh tét, nước ngọt… chuyển lên xe cho các chiến sĩ suốt dọc đường xuyên qua thành phố đến điểm tập kết là Trường Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay.

Ông Quách Anh Dũng, một trong số ít chiến sĩ đoàn C282.Q quê ở Thái Bình, hiện sống tại Hải Phòng nhớ lại: Chúng tôi lúc đó còn rất trẻ. Khi tiến vào Sài Gòn, thành phố dù vừa qua trận chiến nhưng những khu nhà tầng cao đẹp, đường sá thoáng rộng với nhiều ô tô, xe máy khiến người xuất thân từ vùng quê nghèo như chúng tôi lạ lẫm đến ngỡ ngàng. Mặc dù vậy, theo lệnh chỉ huy, tất cả vẫn nghiêm túc ngồi trên xe hành quân về điểm tập kết.

Chiều tối 30/4, cùng với các cán bộ Ban Kinh tài, Trung ương Cục, đoàn C282.Q về tập kết tại Trường Kỹ thuật Cao Thắng. Khi tiếp cận các phòng, một số chiến sĩ phát hiện có người đang trốn ở dưới giường, trong phòng vệ sinh. Chính trị viên Bùi Bá Lân ra lệnh dùng loa kêu gọi những người còn lẩn trốn ra trình diện nhưng không nhiều. Sợ đụng ổ phục kích của tàn quân, các chiến sĩ C282.Q phải sục từng phòng, tìm từng người và đưa ra được khoảng hơn 20 người. Qua tìm hiểu, họ là những người ngoại tỉnh, chạy vào trường tìm nơi trốn “Việt Cộng” vì sợ “Việt Cộng tắm máu trả thù” như lời đồn đại. Trước tình cảnh những người dân tội nghiệp vừa đói vừa sợ hãi, các chiến sĩ đoàn C282.Q giải thích, trấn an người dân, chia lương khô, đồ uống cho họ.

Theo ông Hoàng Minh Duyệt, đêm 30/4/1975, đoàn C282.Q cắm chốt tại Trường Kỹ thuật Cao Thắng (nay ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Người canh gác tại các điểm chốt quanh trường, người nói chuyện với người dân, tuyên truyền chính sách 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời… Khi đã hiểu nhau, tin tưởng nhau hơn, chiến sĩ trẻ từ miền Bắc và người dân cùng nhau ca hát.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, hiện ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh nhớ lại: Đêm 30/4/1975, chúng tôi hầu như không ngủ. Suốt cả ngày hành quân, dù thành phố đã được giải phóng nhưng vẫn luôn cảnh giác, đề phòng bị tấn công nên chỉ khi đêm xuống, niềm vui chiến thắng mới thực sự bộc phát trong lòng những người lính trẻ. Phần lạ lẫm vì lần đầu tiên ngủ ở giữa thành phố, phần vì những cảm xúc lâng lâng của ngày chiến thắng, khiến không ai ngủ mà xôn xao bàn tán về chiến cuộc, tương lai, người quen, đồng đội đã hy sinh.

“Với tôi, đó là một đêm không thể quên. Chưa bao giờ cảm giác sung sướng vì mình còn sống lại rõ ràng đến vậy. Nhớ về những người đã hy sinh khiến tôi thấy mình thật may mắn và ngay lúc đó tôi đã thầm nghĩ sẽ sống thật tốt, thật đàng hoàng, sống thêm cả phần đời của người đã nằm xuống vì cuộc chiến này”, ông Nguyễn Xuân Dũng chia sẻ.

Có lẽ ông Dũng và các chiến sĩ đoàn C282.Q đêm ấy không biết rằng những ngày sau đó, họ lại bước vào một cuộc chiến đặc biệt, tuy không có bom rơi, đạn nổ nhưng cũng không kém phần cam go, khốc liệt. Đó là cuộc chiến đấu vượt lên chính mình, chiến thắng sự cám dỗ vật chất, của lòng tham bản năng con người.

Rạng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Sáng 1/5/1975, toàn đoàn C282.Q cùng cán bộ Ban Kinh tài, Trung ương Cục Miền Nam nhận lệnh hành quân chiếm lĩnh mục tiêu là Ngân hàng Quốc gia tại 17 Bến Chương Dương với nhiệm vụ tiếp quản, bảo vệ hệ thống ngân hàng của chính quyền Sài Gòn để lại. Khoảng 8 giờ, tại Ngân hàng Quốc gia, ông Lữ Minh Châu (sau này là Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1986-1989) thay mặt Ủy ban Quân quản Sài Gòn công bố cho những người có mặt tại đó gồm các lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia và hầu hết lãnh đạo các ngân hàng thương mại của Sài Gòn-Gia Định về việc tiếp nhận hệ thống ngân hàng của chính quyền Sài Gòn.

Ngay sau đó, 3 cán bộ chỉ huy đoàn C282.Q cùng đại diện Ủy ban Quân quản Sài Gòn, nhân viên Ngân hàng Quốc gia kiểm kê, niêm phong toàn bộ tài sản đang lưu giữ tại Ngân hàng để chuyển giao cho Ủy ban Quân quản. Vào thời điểm đó, tại hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia còn 1.234 thoi vàng (khoảng hơn 16 tấn); 493 đồng tiền cổ bằng vàng; 18.049 đồng tiền bằng bạc. Toàn bộ số tài sản này được kê chi tiết trong một bản kê mà ông Hoàng Minh Duyệt, người trực tiếp tham gia buổi kiểm kê “lịch sử” đã lưu giữ đến ngày hôm nay. Những ngày sau đó, cán bộ chỉ huy đoàn C282.Q tiếp tục kiểm kê, niêm phong tại Ngân hàng Quốc gia một lượng tiền mặt trị giá hàng tỷ đồng, trong đó tại kho lưu trữ còn 125 tỷ đồng tiền Việt Nam Cộng hòa chưa được phát hành (loại mới in, chuẩn bị cho việc đổi tiền).

Sau khi kiểm kê, toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của Ngân hàng Quốc gia và hệ thống ngân hàng thương mại khu vực Sài Gòn - Gia Định được giao cho đoàn B282.Q tiếp quản, bảo vệ. Ngoài Việt Nam Thương tín của Ngân hàng Quốc gia, các chiến sĩ chia nhau bảo vệ mục tiêu là các ngân hàng lớn như, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Giao thông, Ngân hàng Đại Á và một số chi nhánh khác của Ngân hàng Quốc gia. Nhờ sự bảo vệ, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc của chiến sĩ đoàn B282.Q, chỉ một tuần sau giải phóng, cơ bản các hoạt động ngân hàng tại Sài Gòn đều hoạt động trở lại bình thường.

Cùng với việc tiếp quản, bảo vệ các ngân hàng, đầu tháng 5/1975, ông Hoàng Minh Duyệt cùng nhóm chiến sĩ tiểu đội 3 của Tiểu đội trưởng Đặng Tài Ô nhận nhiệm vụ tiếp quản, bảo vệ căn cứ Tồn trữ Thủ Đức - tổng kho gồm 14 kho hàng kiểu nhà lắp ghép chứa lượng nhu yếu phẩm khổng lồ với gạo, đồ hộp, vải vóc… đủ cho hàng triệu người dùng trong 1-2 năm. Đặc biệt, các chiến sĩ đoàn C282.Q chính là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, áp tải tiền trong quá trình đổi tiền tại thành phố Sài Gòn (đầu tháng 6/1975).

Ông Trần Văn Sửu, chiến sĩ đoàn C282.Q, hiện ở Xuân Lộc, Đồng Nai kể lại: Suốt thời gian đó, thấm nhuần quan điểm đây là nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhà nước, nhân dân nên anh em đều tự giác giữ mình.

“Có một lần, tôi cùng 2 người khác đi chiếc La Dalat ra sân bay Tân Sơn Nhất nhận nhiệm vụ. Khi đến nơi, bên quân đội bàn giao 1 thùng mì tôm, nói là số vàng gom lại từ người dân di tản rơi rớt. Khi bê ra xe thùng các-tông bục ra. Vàng lá, nhẫn, dây chuyền, vòng tay rơi vung vãi trên đất. Tôi phải bỏ mũ đội đầu ra để gom lại rồi cho vào thùng, quấn băng mang về nộp tại Ngân hàng Quốc gia. Lúc đó không ai kiểm đếm nên nếu có lòng tham, việc lấy một ít cũng không khó khăn", ông Trần Văn Sửu kể lại.

Nhớ lại những ngày đầu giải phóng, các chiến sĩ đoàn C282.Q như ông Nguyễn Hồ (hiện ở Xuân Lộc, Đồng Nai), ông Đặng Tài Ô (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) hay nguyên Phó đoàn C282.Q Hoàng Minh Duyệt đều khẳng định, ngoài số lượng vàng, tiền tại Ngân hàng Quốc gia, khối lượng tiền, tài sản, đồ quý của người dân gửi ở các ngân hàng lúc đó rất lớn.

Khi đó, mỗi chiến sĩ phải quán xuyến, bảo vệ 1-2 ngân hàng hay chỉ 6 người bảo vệ tổng kho hàng hóa rộng lớn nên phần lớn là do tính tự giác, ý thức bản thân của mỗi người đối với nhiệm vụ. Nhờ vậy, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao phó, gìn giữ, bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất trước khi bàn giao cho các đơn vị tiếp nhận sau này.

Trong suốt quá trình làm nhiệm vụ (khoảng nửa năm), các chiến sĩ C282.Q xuất thân từ gia đình nông dân nghèo thường xuyên tiếp xúc, sống trên “hầm vàng, kho tiền, núi hàng hóa”, cận kề với cám dỗ của lòng tham bản năng con người. Nhưng vượt lên tất cả, các chiến sĩ đoàn C282.Q luôn nêu cao ý chí, là tấm gương cho người dân thành phố mới giải phóng về tinh thần cách mạng, con người miền Bắc xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của người lính Cụ Hồ.

Ông Hoàng Minh Duyệt chia sẻ, đến nay, hầu hết cán bộ, chiến sĩ đoàn C282.Q còn sống đều nương nhờ con cháu. Một số người phải đi làm kiếm thêm thu nhập. Nhưng trong những lần gặp gỡ hiếm hoi, các cựu chiến binh đoàn C282.Q ngày ấy vẫn luôn hào sảng, tự hào về kỷ niệm những ngày đầu giải phóng “giữ của” cho nhân dân, cho đất nước.

“Tôi tin chắc rằng, nếu thời gian trở lại, chúng tôi vẫn sống như vậy. Sẽ vẫn là những "ông thần giữ của" tuổi đôi mươi, vô tư, trong sáng, tận tâm khi làm nhiệm vụ. Bởi chúng tôi luôn tự hào là người lính Cụ Hồ”, ông Hoàng Minh Duyệt khẳng khái chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.