Đi chăm người ốm, nhập viện luôn vì rét

(Ngày Nay) - Dù nền nhiệt độ tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã nhích dần lên nhưng vẫn trong giai đoạn thời tiết rét đậm, rét hại. Tại nhiều bệnh viện, công tác phòng chống rét cho bệnh nhân trong buồng bệnh được đảm bảo. Tuy nhiên, trời rét còn gây ảnh hưởng lớn với người thăm nuôi bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vật bất ly thân là chăn bông, áo ấm

Chị Nguyễn Thị H (ở Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) khệ nệ xách túi chăn bông to sụ cùng những đồ đạc khác đặt lên băng ghế đối diện Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai). Rải tấm chăn ra ghế ngồi, chị H chia sẻ, mẹ chị bị viêm gan, viêm phổi nặng phải vào điều trị ở Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai mấy hôm nay. Suốt mấy ngày mẹ vào viện, bốn chị em trong gia đình phải cắt cử nhau nghỉ việc vào viện chăm sóc mẹ.

“Trời ấm còn đỡ, mẹ vào viện đúng hôm giá rét, bên cạnh đồ đạc, quần áo, chị em chúng tôi phải mang theo chăn ấm, nếu không lại ốm vì lạnh giá. Đấy là tôi còn may tìm được chỗ ngồi khuất gió, trưa muốn nghỉ cũng phải quấn kín chăn, phía ghế chờ ngồi gần toà Việt – Nhật, gió cứ thổi thốc hun hút, rét vô cùng. Mà chăm người nằm viện Khoa Cấp cứu, chúng tôi không thể “rời vị trí thường trực” được, bất cứ lúc nào cũng phải có mặt để không bị lỡ khi loa gọi tên người nhà”, chị H nói.

Ngồi cạnh chị H là bà Hoàng Thị T (65 tuổi, ở Thanh Chương, Nghệ An). Bà T bị đau đầu kinh niên, gặp trời rét đậm ở Thủ đô, tình trạng bệnh của bà càng nặng. Bà T cho biết, không ngờ ở Hà Nội rét đến thế nên bà chủ quan không mang chăn đi theo. Những người đi khám giới thiệu bà đi thuê chỗ trọ qua ngày ở gần Bệnh viện Bạch Mai.

“Nếu chỉ thuê giường, chiếu trong khu trọ có giường tầng, mỗi ngày chỉ mất 20.000 đồng, nhưng nếu thuê phòng có thêm chăn ấm, nước nóng để tắm rửa vệ sinh, giá còn lên tới 100.000 đồng mà chỉ mấy tiếng đồng hồ. Đi viện ngày rét khổ đủ đường. Ban ngày chúng tôi có thể ngồi vạ vật ở ghế chờ, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống 9-10oC, không thể không thuê chăn ấm trong phòng trọ”, bà T nói trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Theo khảo sát của chúng tôi trong các ngày Hà Nội rét đậm, tại Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Khám bệnh, khu xét nghiệm, hay trước cổng Viện Sức khoẻ tâm thần – những nơi bình thường quá tải thì không còn cảnh đông đúc như mọi ngày.

Còn tại dọc lối ghế chờ đối diện hàng thuốc, toà nhà Cấp cứu – Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai cũng vơi người qua lại. Ai nấy đều lỉnh kỉnh đồ đạc, trong đó không thể thiếu những tấm chăn bông to sụ để chống chọi với những đợt gió và giá rét.

TS Đồng Văn Thành, Phó Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, thời tiết giá rét khiến lượng bệnh nhân đến khám giảm mạnh. Nếu như thời điểm bình thường, Khoa tiếp nhận khoảng từ 3.000-3.500 bệnh nhân/ngày thì trong mấy ngày giá rét này chỉ tiếp nhận khoảng 2.500-3000 bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám chủ yếu mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính có lịch hẹn đến viện.

“Biết trời rét đậm, nhiệt độ chỉ 13-14oC, gia đình cũng muốn đợi cho qua đợt rét mới đưa bố đi khám nhưng vì đến hẹn tái khám với bác sĩ, không đi khám thì không có thuốc. Bố tôi năm nay đã 90 tuổi, bị huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường nên phải uống thuốc định kỳ, theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai 10 năm rồi”, chị Nguyễn Thị V (50 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ.

Theo nhận định của các bác sĩ tại đây, trong thời tiết giá lạnh, những người bệnh nhẹ hoặc chưa đến mức phải đi viện, ở các tỉnh xa thì thường ngại di chuyển nên tự điều trị, chữa ở bệnh viện địa phương, mà không đến Hà Nội khám.

Lưu ý với người đi chăm bệnh nhân ốm nằm viện

Chồng bà Đỗ Thị Ngọc Bảo (76 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải nhập viện để phẫu thuật, điều trị tim mạch tại Khoa Tim mạch can thiệp (Bệnh viện Hữu nghị). Vào chăm sóc chồng đúng dịp Hà Nội rét đậm được 3 ngày, bà Bảo cũng đổ bệnh do bị nhiễm lạnh, huyết áp tăng đột ngột. Hiện tại, bà Bảo và chồng là ông Nguyễn Văn Nghệ (83 tuổi) cùng nằm điều trị chung tại một phòng bệnh.

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắm chắc thông tin dự báo thời tiết nên từ đầu mùa rét, Bệnh viện đã chuẩn bị tốt công tác hậu cần. Vì thế, những ngày giá rét vừa qua, công tác chăm sóc bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi phòng nào cũng có điều hòa hai chiều, máy sưởi, hệ thống nước nóng đến từng phòng bệnh.

Đặc biệt về dinh dưỡng, suất ăn cung cấp cho bệnh nhân được chuyển trên xe chuyên dụng để giữ ấm đồ ăn. Công tác chữa trị, hệ thống máy làm ấm các dịch truyền phải bảo quản lạnh (như máu, huyết tương) cũng được bổ sung, đảm bảo dịch truyền đạt nhiệt độ lý tưởng 37oC khi truyền cho người bệnh. Bệnh nhân đảm bảo được giữ ấm nhưng chỉ những người thăm nuôi là khổ nhất. Vì thế, ở ký túc xá dành cho bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai cũng bổ sung các thiết bị chống rét.

TS Dương Quốc Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, thân nhân người bệnh khi đi thăm nuôi, khi đưa người nhà đi khám cần mặc ấm để tránh giá lạnh. Khi ngồi chờ người bệnh, nên chọn những khu vực hiên có che chắn trong tòa nhà kín gió. Khi di chuyển giữa khu phòng bệnh và ngoài tòa nhà, phải hết sức chú ý sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Vì trong phòng bệnh nhiệt độ ấm, thậm chí bác sĩ chỉ mặc áo blouse, người bệnh đắp một chăn mỏng nhưng khi di chuyển ra khỏi phòng bệnh, đặc biệt là ra ngoài trời sẽ bị lạnh đột ngột.

Dự báo miền Bắc vẫn tiếp tục lạnh trong những ngày tới. Các bác sĩ khuyến cáo, khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh thì phải mặc đủ ấm, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp khi thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân. Tránh đi ra ngoài vào ban đêm và thay đổi tư thế đột ngột, tránh gió lùa. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, đồng thời mặc đủ quần áo ấm; không nên dậy vào lúc 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.

Theo TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong những đợt giá rét, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường kiểm tra công tác phòng chống rét cho bệnh nhân tại các bệnh viện. Ngoài việc sẵn sàng cơ số thuốc, giường bệnh, phương tiện cấp cứu, bảo đảm thiết bị giữ ấm cho người bệnh nội trú, tại các bệnh viện nên bổ sung thêm các khu vực chờ kín gió cho người nhà bệnh nhân, người bệnh đến khám ngoại trú.

Theo Gia đình & Xã hội

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.