Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn

Sản phẩm của quá trình giáo dục là con người, thế nên không bao giờ có chuyện dễ dàng, nhàn hạ. Muốn đổi mới giáo dục thành công, cả hệ thống giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và học sinh phải thực sự bền bỉ và kiên nhẫn.

__________________________

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 1

Năm học 2024-2025 sắp gõ cửa, đây sẽ năm học thứ năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các lớp, từ lớp 1 đến lớp 12; cũng là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. Tất cả guồng máy giáo dục đang “chuyển bánh” để thúc đẩy công cuộc đổi mới dần đến đích.

Nhìn lại năm qua, việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã đạt được thành công bước đầu, bảo đảm đủ sách giáo khoa triển khai chương trình mới theo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết 51. Hiện có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành và ba công ty cổ phần khác chỉ tham gia biên soạn. Hệ thống sách giáo khoa phong phú, đa dạng hơn nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên lựa chọn các bộ sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức của học sinh.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 2

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, các nhà trường đã nỗ lực phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình mới. Nhiều thầy cô bền bỉ, nỗ lực hàng ngày, để mỗi tiết học luôn truyền cảm hứng đến học sinh, gìn giữ sự thương yêu, tôn trọng của xã hội với người thầy. Nhiều trường đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh...

Điểm quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ truyền tải kiến thức sang phát triển năng lực đã bắt đầu được định hình rõ hơn, cụ thể hình. Hoạt động đổi mới ở từng trường, từng cấp, từng môn học… đang dần đi vào chiều sâu so với trước. Năm 2023, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho hơn 1 triệu thí sinh được tổ chức thành công trên cả nước.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 3

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ GD-ĐT kiên định, kiên trì thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, ngành giáo dục đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả tích cực. GD-ĐT tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của Trung ương được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu quả. Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thực chất, hiệu quả hơn, có nhiều đổi mới, nhất là việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học được thực hiện nghiêm túc, công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội…

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 4

Hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 29, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là những kết quả đáng khích lệ, tạo đà cho những đổi mới rực rỡ đang đón đợi phía trước.

Song song với đổi mới chương trình giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa… theo nhiều chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới toàn diện là xây dựng văn hóa học đường. Văn hóa học đường là một phần quan trọng của văn hóa quốc gia, góp phần tạo nên môi trường thuận lợi để hiện thực hóa phương châm “Học để làm người” của ngành giáo dục.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 5

Giáo dục vì sự phát triển của con người phải luôn mang tính nhân văn. Một nền giáo dục vì con người là nền giáo dục giúp thầy trò cảm thấy hạnh phúc hơn, tất cả dễ dàng tìm thấy niềm vui trong công việc, học tập, như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng nói: “Giáo dục là làm thay đổi, là vun trồng tinh thần con người. Tình yêu thương có sức mạnh và khả năng lan tỏa đặc biệt, là nguồn năng lượng to lớn, vô tận và sâu xa vô cùng. Nguồn năng lượng ấy có thể nuôi dưỡng, làm tăng lên tình yêu thương của cả chính người cho đi và cả người được nhận nó…”.

Tại Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà từng khẳng định: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho các cháu bằng cách hiện thực hóa thành những chính sách lớn về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, y tế, tạo lập môi trường để “trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại”.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 5: Hành trình bền bỉ và kiên nhẫn ảnh 6

“Làm sao tất cả các trẻ em đều được quan tâm, phát triển toàn diện, được sống trong tình thương yêu, môi trường sống an toàn, lành mạnh”, Phó Thủ tướng chỉ rõ: “Công tác trẻ em là sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, lâu dài, từ những việc làm cụ thể. Được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, hạnh phúc, mỗi một học sinh sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, có ước mơ, hoài bão, khát vọng vì tương lai Tổ quốc”.

Nói một cách giản dị, mỗi ngày đến trường với học sinh là một ngày bình yên, không có bạo hành, không quá nặng áp lực… chính là những ngày đong đầy hạnh phúc. Giáo dục thành công bắt đầu từ những điều gần gũi, bắt đầu để mỗi trẻ biết yêu bố mẹ, yêu thầy cô, bạn bè, sau đó biết thương bố mẹ, biết cảm thông với nỗi nhọc nhằn của những người thầy tận tụy lái từng chuyến đò về bến…

Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
Ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 29). Trong 9 nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Chính trị đưa ra, có nhiệm vụ thứ ba là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hoá học đường, quan tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

TIN LIÊN QUAN
Uống "nước" chữa bách bệnh, nhiều người cận kề cửa tử
Uống "nước" chữa bách bệnh, nhiều người cận kề cửa tử
(Ngày Nay) - Sáng 15/10, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian vừa qua, Bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh, nguy hiểm tính mạng do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.
Về An Giang chiêm ngưỡng miễn phí bảo vật quốc gia
Về An Giang chiêm ngưỡng miễn phí bảo vật quốc gia
(Ngày Nay) - Thông thường, các bảo tàng, các khu di tích đều có bán vé vào cửa để du khách tham quan. Thế nhưng tại An Giang, hiện có 8 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Óc Eo được mở cửa miễn phí cho tất cả những ai muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng đất này.
Hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
(Ngày Nay) - Sáng 15/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đối thoại “Tuyên truyền, phổ biến, thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản”
Đối thoại “Tuyên truyền, phổ biến, thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản”
(Ngày Nay) -Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất, được đánh giá cao nhất về phát triển bền vững ở Việt Nam
Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất, được đánh giá cao nhất về phát triển bền vững ở Việt Nam
(Ngày Nay) -Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.