Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc

“Cải cách”, “đổi mới giáo dục” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong nhiều năm gần đây. Thành bại trong công cuộc này tác động đến hàng triệu học sinh, hàng triệu giáo viên cũng như hàng triệu gia đình. Theo nhiều chuyên gia, muốn đổi mới giáo dục, trước hết phải tạo được môi trường học tập thân thiện theo đúng tinh thần “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

__________________

Những ngôi trường hạnh phúc đã và đang trở thành phong trào sôi nổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong toàn ngành, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực. Việc nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc đang được coi là hướng đi đúng, giúp học sinh tận hưởng niềm vui mỗi ngày.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 1

Đã từ lâu, phòng 521, nhà E4 của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội trở thành nơi gặp gỡ, chia sẻ, tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc tâm lý của học sinh, đôi khi là cả giáo viên và phụ huynh của trường. Phòng Tâm lý học đường của Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm được thành lập từ tháng 7 năm 2012 với hai chuyên viên tâm lý tốt nghiệp loại Giỏi, chuyên ngành Tâm lý học đường tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đến nay, để đảm bảo những nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động tâm lý hiệu quả, Phòng Tâm lý học đường đã phát triển đội ngũ lên 5 chuyên viên với trình độ thạc sĩ tâm lý trở lên.

Từ khi ra đời, một chuỗi các chuyên đề đã được triển khai hiệu quả tại Phòng Tâm lý học đường như chuyên đề về giáo dục lối sống – ước mơ – lý tưởng dành cho học sinh; Chuyên đề Tuổi dậy thì: “Xin chào Tuổi dậy thì”, “Dậy thì đáng yêu không đáng sợ”; Phòng chống xâm hại trẻ em; Giáo dục văn hóa ứng xử Nguyễn Bỉnh Khiêm; Giáo dục phòng chống bắt nạt và bạo lực học đường… Mỗi chuyên đề là một lần các giáo viên hình thành nhận thức đúng đắn cho học sinh, giúp các em chủ động trong hành vi, rèn luyện các kỹ năng cho bản thân. Các em được dạy cách xác định và làm tỏ vấn đề, để có thể đưa được lựa chọn tối ưu nhất, đồng thời cũng cảm thấy vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất với lứa tuổi của mình.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 2

Thầy giáo Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi mong muốn xây dựng ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy giống như ngôi trường của cô bé Totto-chan trong cuốn sách được thiếu nhi cả thế giới yêu mến: “Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ”, nơi mà học sinh không phải học quá nhiều, được sống vui vẻ bên bạn bè, được vui chơi, dã ngoại và khám phá thế giới bên ngoài sách vở. Triết lý giáo dục của nhà trường được tiếp thêm động lực bởi Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo với phương châm: “Dạy là để làm người, học là để làm người”. Kim chỉ nam này luôn được nhà trường kiên định theo đuổi.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 3

“Chỉ tiêu về hạnh phúc và chỉ số về sự tiến bộ là hai chỉ số được nhà trường quan tâm nhất để đánh giá kết quả giáo dục. Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của Phòng Tâm lý học đường vào năm ngoái, số học sinh cảm thấy hạnh phúc là 88-92% và chỉ số tiến bộ là 100%”, thầy Đàm Tiến Nam cho biết.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 4

Đến với ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù là phụ huynh, lái xe hay những người khách đến liên hệ công việc, tất cả đều luôn nhận được lời chào rất gần gũi, thân thiện. Nụ cười thân thiện của thầy và trò trong trường đã trở thành thương hiệu của hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nói như Tiến sĩ, nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng, nhà sáng lập trường Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Chúng tôi lắng nghe cảm xúc của học sinh, hiểu từng cá thể học sinh, tôn trọng học sinh và từ đó giúp học sinh tiến bộ. Chúng tôi không tạo áp lực học tập, không tạo áp lực kiến thức. Trường lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi học sinh làm thước đo chất lượng giáo dục”.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 5
Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 6

Tại Hà Nội, nhiều trường học đã và đang nỗ lực xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, nơi mà mỗi học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Tại trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, học trò luôn được thầy cô giáo tôn trọng và đặt ở vị trí trung tâm, và được xem là động lực tạo dựng ngôi trường hạnh phúc. Hàng năm, nhà trường đều đặn tổ chức hai đợt khảo sát ý kiến của các em học sinh về các mặt lối sống, tác phong, đạo đức, phương pháp giảng dạy, thái độ làm việc của các thầy cô giáo, bao gồm cả các thành viên Ban giám hiệu. Từng thầy cô giáo của trường Phan Huy Chú luôn nỗ lực hết mình trong mỗi bài giảng, giữ gìn lời nói, tác phong, dành sự quan tâm, thấu hiểu cho mỗi học sinh trong từng hành động rất nhỏ.

Trong một cuộc trò chuyện với phóng viên Ngày Nay, cô giáo Cao Thanh Nga, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa cho biết: Nhiều thầy cô thậm chí đã tỉ mỉ ghi chép gia cảnh, điểm mạnh, yếu của từng học trò ra cuốn sổ riêng. Nhờ thế, trường dù đông học sinh nhưng thầy cô không chỉ nhớ mặt, nhớ tên mà còn nhớ hoàn cảnh của các em. Khi học sinh gặp phải bất cứ vấn đề gì, hoặc vi phạm mắc lỗi, việc đầu tiên các thầy cô làm không phải là trách phạt mà tìm hiểu nguyên nhân, động viên, đồng thời phối hợp với cha mẹ các em để giải quyết sự việc.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 7

Nhiều học sinh khóa 24 của trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa vẫn còn nhớ câu chuyện, khi biết được hoàn cảnh của một cậu học sinh lớp 12 thường xuyên đi học muộn, trong khi năng lực học rất khá, đích thân cô hiệu trưởng Cao Thanh Nga cứ 6 giờ sáng hàng ngày lại gọi điện thoại đánh thức cậu học trò, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm kèm cặp đưa cậu học trò trở lại "quỹ đạo". Cậu học trò ấy, nay đã là một du học sinh theo học ngành tài chính tại châu Âu.

Từ thực tiễn các trường đã triển khai mô hình cho thấy, “Trường học hạnh phúc” mang lại nhiều lợi ích cho người học, người quản lý, nhất là nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho học sinh, giáo viên mỗi ngày đến trường sẽ hạnh phúc hơn. Tạo dựng ngôi trường hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của ngành giáo dục mà cần có sự chung tay của mỗi học sinh, mỗi gia đình và toàn xã hội, bởi “Trường học hạnh phúc” cũng sẽ góp phần tạo dựng nên xã hội hạnh phúc, làm cho mỗi gia đình hạnh phúc hơn.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 8

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, một ngôi trường hạnh phúc trước hết phải do giáo viên, học sinh và phụ huynh cảm nhận. Xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là việc tạo ra một môi trường an toàn, nơi các em được yêu thương và tôn trọng, mà còn là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần. Trường học hạnh phúc là ngôi nhà chung, nơi mỗi cá nhân được khơi gợi đam mê, sáng tạo và tự tin, từ đó hạn chế tình trạng bạo lực học đường và thúc đẩy tinh thần học tập. Vì vậy, với mỗi trường cũng sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên, vẫn có những “mẫu số chung”. Theo đó, sự hiểu biết một cách có hệ thống, toàn diện các thành tố tạo ra một trường học hạnh phúc là vấn đề không chỉ các nhà giáo dục, các nhà quản lý, cha mẹ học sinh mà cả cộng đồng quan tâm.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 9

Mô hình “Trường học Hạnh phúc” tại Việt Nam lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

Theo UNESCO, trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn và thân thiện. Tổ chức này đã đưa ra 22 tiêu chí để đánh giá một trường học có thực sự "hạnh phúc" hay không, trong đó có 3 nhóm nội dung chính bao gồm: Nhóm tiêu chí về Con người; Nhóm tiêu chí Quá trình giảng dạy và học tập và Nhóm tiêu chí Môi trường nhà trường.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 10

Hiểu theo cách chung nhất, trường học hạnh phúc là môi trường chú trọng giảng dạy không chỉ giới hạn ở những điều học sinh cần và thiếu, mà còn phải hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm hăng say học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tùy theo điều kiện mà mỗi địa phương có những tiêu chí khác nhau nhưng một trường học hạnh phúc có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: Yêu thương, An toàn và Tôn trọng. Theo đánh giá của UNESCO, đứng đầu trong việc khiến cho trường học không hạnh phúc đó chính là không tạo ra môi trường an toàn bảo vệ chống bắt nạt học đường. Để tạo dựng một không gian học tập thân thiện, an toàn, tích cực, học sinh cần có nhiều điều kiện để xây dựng mối quan hệ, tạo sự gắn kết và vui chơi lành mạnh.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ - Bài 1: Nhân rộng “tế bào” trường hạnh phúc ảnh 11

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiên phong triển khai việc xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” chung cho các cấp học. Đến thời điểm này, Hà Nội đã ban hành tiêu chí trường học hạnh phúc ở cấp học mầm non gồm các tiêu chí: Môi trường nhà trường, Phát triển cá nhân; Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

“Với mong muốn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; học sinh, học viên và cán bộ, giáo viên, nhân viên được yêu thương, tôn trọng, chia sẻ và thấu hiểu; ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực về đạo đức, lối sống, Sở đang xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Đây là cơ sở giúp các nhà trường có thể đối chiếu, tự đánh giá và đề ra giải pháp phấn đấu đạt được các tiêu chí để xây dựng mô hình này”, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.