Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 1
Vương quốc trên dãy Himalaya đã rất khéo léo và sáng suốt tránh sa vào bẫy quá tải du lịch - một vấn nạn đang diễn ra tại rất nhiều đất nước giàu có về tài nguyên cảnh quan và văn hóa.

_______________

Thật khó tin, nhưng đây chính là một gói tour du lịch ở Bhutan. Bạn sẽ phải đi bộ trên một con đường đất, qua những ruộng lúa, đền tháp, những ngọn cờ phướn đầy màu sắc để tới một ngôi làng nhỏ xinh đẹp bên sườn đồi. Hướng dẫn viên là một người địa phương tuổi ngoài 30 sẽ đưa bạn tới thăm những ngôi nhà gỗ nhỏ với các bức tranh tường mang các biểu tượng trang trí của Phật giáo. Dọc đường, anh ta có thể sẽ tình cờ gặp bạn bè mình, và họ sẽ mời bạn vào nhà để trò chuyện và uống trà sữa bò Tây Tạng.

Sau đó, hướng dẫn viên sẽ đưa bạn tới một ngôi chùa, nơi có bầu không gian nồng đượm khói hương trầm và tiếng tụng kinh âm vang thành kính. Và bạn cũng có thể đi mua sắm tại một khu chợ ven sông, nơi có những tiểu thương hiền lành và thật thà. Đi du lịch ở Bhutan mang tới cảm giác giống như tới thăm nhà một người bạn tại một nơi bạn được đón tiếp với sự chân thành, mộc mạc. Nó không giống như những tour du lịch rập khuôn công nghiệp phục vụ khách đi theo đoàn như tại những nơi khác.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 2

Với nền văn hóa đặc sắc và cảnh quan đẹp đẽ, thanh khiết, Bhutan có đủ mọi điều kiện để trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Được bao quanh bởi dãy Himalaya, Bhutan trước đây chỉ có thể đến bằng một vài con đường đèo núi. Trước khi quyết định mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ bốn thập kỷ trước, đất nước này gần như chỉ giao thương với nước láng giềng Ấn Độ ở phía Nam.

Nhiều năm sau, vương quốc trên dãy Himalaya vẫn giữ được sự thanh tĩnh, không giống như nhiều điểm đến khác đã trở thành nạn nhân của nạn quá tải du lịch. Khi những nơi như Barcelona hay Venice giờ đang phải cân nhắc tới việc đặt ra giới hạn lượng khách tham quan, thì ngay từ những năm 1980, Bhutan đã sáng suốt đi theo đường lối phát triển du lịch bền vững có tên “Giá trị cao - Tác động thấp”. Điều này có được nhờ vào tầm nhìn của Quốc vương Jigme Singya Wangchuck, người đã sớm dự liệu những tác động tiêu cực của tình trạng phát triển du lịch bừa bãi lên đất nước và người dân của ông.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 3

Chính sách Giá trị cao - Tác động thấp được xây dựng dựa trên nguyên tắc thu phí thị thực 250 USD mỗi ngày cho mỗi du khách vào mùa du lịch cao điểm kéo dài từ tháng Ba tới tháng Năm và từ tháng Chín tới tháng Mười một, và 200 USD mỗi ngày cho mùa thấp điểm là những tháng còn lại trong năm. Đây là một mức phí nghe tưởng chừng rất lớn, nhưng nó có ý nghĩa đề ra mức chi tiêu tối thiểu khi tới quốc gia này và đã bao gồm ba bữa ăn, dịch vụ lưu trú tiêu chuẩn 3 sao trở lên, chi phí đi lại và hướng dẫn viên cho tất cả các ngày du khách lưu lại đất nước này. Bên cạnh đó, quy định cũng đặt ra rằng mọi du khách quốc tế - trừ công dân Ấn Độ, Bangladesh và Maldives - phải đặt chuyến trước với một đại lý lữ hành trong danh sách được chính phủ Bhutan phê chuẩn. Trước đây, Bhutan cũng đặt ra giới hạn không tiếp nhận quá 65.000 du khách quốc tế mỗi năm, nhưng đã dỡ bỏ giới hạn này sau khi chính phủ nhận định rằng cơ sở hạ tầng của nước này đã có thể đủ đáp ứng lượng du khách lớn hơn.

Bằng việc bỏ qua du lịch đại chúng để tiếp nhận tập khách du lịch có chọn lọc hơn, Bhutan đã thu về nguồn ngân sách quý giá mà không lâm vào tình trạng quá tải du lịch. “Tầm nhìn chung của chúng tôi là phát triển và quảng bá Bhutan như một điểm đến du lịch đặc sắc dựa trên những giá trị của Tổng Hạnh phúc Quốc gia - GNH”, người phát ngôn Hội đồng Du lịch Bhutan Damcho Rinzin cho biết. Tổng Hạnh phúc Quốc gia mà ông Rinzin nói đến là chỉ số hạnh phúc trứ danh do đất nước này đề xướng và áp dụng, được đo đạc dựa trên những lý tưởng Phật giáo như sự bền vững về văn hóa, sự sảng khoái trong tinh thần và sự hài hòa về sinh thái. “Nhờ vào chính sách Giá trị cao - Tác động thấp, chúng tôi đã có thể mở cửa đón tiếp du khách quốc tế theo một cách mang lại đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, trong khi vẫn có thể nuôi dưỡng và bảo tồn những tài sản văn hóa và tự nhiên của mình. Thật may mắn là chính sách độc đáo này đã giúp cho chúng tôi làm du lịch mà không lo bị quá tải”, ông Rinzin nói.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 4

Du lịch Giá trị cao - Tác động thấp hướng tới việc mang lại những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về các giá trị văn hóa của Bhutan. Các đoàn du khách thường có quy mô nhỏ chỉ từ 5 đến 10 người, với một người địa phương vừa là hướng dẫn viên được cấp phép, vừa là người hỗ trợ. Lịch trình và dịch vụ lưu trú được tùy biến rất linh hoạt. Du khách có thể lựa chọn kết hợp các hình thức lưu trú khác nhau, từ ở trong nhà dân tại một nông trang yên bình tới những khu nghỉ dưỡng năm sao sang trọng như chuỗi Aman hoặc chuỗi Six Senses. Các hoạt động mà họ có thể tham gia bao gồm việc tham quan những tu viện lớn rải rác khắc đất nước, đi tìm hiểu các loài chim trong các khu rừng thông, thậm chí là chinh phục các đường trekking tuyết phủ đầy thử thách của dãy Himalaya.

Khoản phí thị thực áp đặt với du khách bao gồm cả phí phát triển bền vững được chính phủ Bhutan sử dụng vào việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục và chăm sóc y tế cho người dân Bhutan. Thay vì rơi vào túi cá nhân, nguồn tiền có được từ làm du lịch được đầu tư trực tiếp vào cộng đồng địa phương. Chính điều này đã giúp cho vương quốc có thể cung chấp chăm sóc y tế miễn phí cho toàn dân và cho cả khách du lịch khi họ cần.

“Khoản phí thị thực quy định mức chi tiêu tối thiểu có thể khiến bạn e ngại nếu bạn chưa từng tới Bhutan. Nhưng những du khách đã tới đây thì luôn phản hồi rằng trải nghiệm họ có được xứng đáng đồng tiền bát gạo”, Giám đốc đại lý lữ hành Druk Asia đặt trụ sở tại Singapore, ông Joni Herison cho biết. “Chi phí cũng không quá chênh lệch so với khoản tiền bạn thường sẽ bỏ ra để đi du lịch ở châu Âu. Và bạn có được một hướng dẫn viên được đào tạo bài bản, phương tiện đi lại riêng biệt có kèm theo tài xế và dịch vụ lưu trú chất lượng 3 sao hoặc hơn”.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 5

“Khoản phí thị thực này cũng đóng vai trò một bộ lọc”, ông Herison cho biết thêm. “Bhutan không phải một địa điểm cho du lịch ba lô hoặc những người đi nghỉ ngơi cuối tuần. Chỉ những ai thực sự muốn thăm thú nơi này mới tới đây”. Vì quy định có phần khó tính này, nhiều du khách quốc tế không cân nhắc Bhutan cho kế hoạch du lịch của mình. Tuy nhiên, rất nhiều du khách khác hiểu giá trị của du lịch bền vững, đặc biệt là khi họ so sánh những gì có ở Bhutan với những khu vực bị du lịch làm biến dạng ở Nepal hoặc Thái Lan. “Bạn có thể tới Nepal với chi phí thấp và thăm thú những nơi đông nghẹt du khách ở đó, nhưng nếu vậy bạn có thật sự được trải nghiệm đất nước đó không?” anh Tshering Wangmo, một hướng dẫn viên địa phương ở Bhutan đặt ra câu hỏi này.

“Bhutan không tin vào chỉ số Tổng sản phẩm Quốc nội - GDP - chúng tôi nhìn nhận du lịch là một yếu tố, chứ không phải nguồn thu nhập duy nhất của chúng tôi”, anh Chunjur Dozi, một hướng dẫn viên lâu năm của Bhutan cho biết. Hiện tại, phần lớn ngân sách của Bhutan đến từ việc bán năng lượng thủy điện cho Ấn Độ. “Tôi đã đi thăm và chứng kiến những tác động tiêu cực của quá tải du lịch tại rất nhiều quốc gia khác. Chúng ta cần có ngành du lịch bền vững để không tạo ra gánh nặng lên tài nguyên và làm tha hóa con người”. Năm ngoái, lượt khách du lịch tới Bhutan chỉ là 240.000 người, gấp hai lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn là một con số rất nhỏ so với hơn 12 triệu lượt ở hai điểm nóng du lịch Phuket hay Dubvronik.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 6

Tuy vậy, việc du khách nước ngoài xuất hiện nhiều hơn ở Bhutan là một trong những dấu hiệu cho thấy vương quốc này đang dần mở cửa đón nhận thế giới. Tại kinh đô Thimphu, những quán café kiểu châu Âu và những nhà hàng ẩm thực Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc đang dần mọc lên bên cạnh những hàng ăn bán các món ẩm thực truyền thống. Nhờ vào Internet, thời trang kiểu Âu đang ngày một trở nên phổ biến hơn trong giới thanh thiếu niên. Thay vì những bộ trang phục gho và kira truyền thống, quần bò và áo thun đang xuất hiện nhiều hơn trên đường phố.

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn diễn ra với nhịp điệu êm đềm như vòng quay của tràng hạt. Những bộ phim Hollywood vẫn chưa được biết đến tại các rạp chiếu bóng địa phương, và cột đèn giao thông duy nhất trong thành phố vẫn chưa hoạt động - bởi người đi đường thích làm theo chỉ dẫn của cảnh sát giao thông hơn. Bhutan là một vùng đất bình dị mà ai cũng sẽ muốn được một lần tới. Không phải ai muốn tới cũng sẽ tới, nhưng người Bhutan không ai phiền lòng vì điều đó.

Đường lối phát triển du lịch độc đáo của Bhutan ảnh 7
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.