Gặp ‘bà Liên Xô’ nghe những kỷ niệm đẹp

(Ngày Nay) - Hơn 30 năm gắn bó với ngôn ngữ và con người ở xứ sở Bạch Dương, dành nửa cuộc đời làm từ điển Việt – Nga, cuốn từ điển được coi là “sợi dây kết nối” giữa văn hóa, ngôn ngữ hai dân tộc, với những đóng góp này, PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh được đích danh Tổng thống Nga Putin tặng huy chương Pushkin và giải thưởng quốc gia Nga vào cuối năm 2017, bà cũng được bạn bè gọi cái tên thân mật... “bà Liên Xô”.
PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh
PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh

Tuổi thơ vào tù cùng mẹ

Lần đầu gặp gỡ, ít ai có thể hình dung được, người đàn bà có gương mặt hiền hậu, đôi mắt sáng, minh mẫn và giọng nói hào sảng ấy đã bước qua độ tuổi 80. Trong căn phòng ấm áp của bà, đâu đâu cũng thấy dấu ấn của nước Nga, từ bộ ấm trà bà đang uống đến hộp kẹo bóc ra mời khách, từ chiếc khăn trải trên ghế sofa đến những vật lưu niệm nhỏ xinh được bà xếp ngăn nắp gọn gàng trong tủ kính... Mỗi thứ, đối với bà là cả một trời kỷ niệm về xứ sở Bạch Dương – nơi bà đã gắn bó và cống hiến sức lực và tâm trí trọn cuộc đời.

Gặp ‘bà Liên Xô’ nghe những kỷ niệm đẹp ảnh 1

Khi hỏi chuyện bà về chiếc Huy chương Pushkin và giải thưởng quốc gia Nga vừa nhận được, bà chỉ cười. Đối với bà, nó chỉ là một kỷ niệm, một cơ hội để bà quay trở lại Nga, thăm thầy cô, bạn bè và những người thân quen lần cuối chứ không phải là điều gì lớn lao, to tát cả.

Suốt buổi trò chuyện, điều làm bà khắc khoải, nhắc lại nhiều lần chính là những kỷ niệm tuổi thơ đấy gian khó tại quê nhà và những năm tháng xa quê hương khi tuổi đời còn rất nhỏ.

PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cụ thân sinh ra bà là Tướng Nguyễn Chánh – nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng, mẹ là cụ bà Phạm Thị Trinh – một lão thành cách mạng từng làm Hội trưởng Phụ nữ khu V, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Ngãi...

Gặp ‘bà Liên Xô’ nghe những kỷ niệm đẹp ảnh 2

Không chỉ có cả ba mẹ, họ hàng nội ngoại của bà Minh Tuyết lúc bấy giờ rất nhiều người làm cách mạng và bị bắt ở tù. Tuổi thơ của bà cũng không hề giống với bất kỳ đứa trẻ nào thời ấy.

Bà kể: “Năm tôi mới được 18 tháng tuổi thì bố tôi bị bắt đi tù. Khi ông được ra và trở về nhà gặp tôi, lúc đó tôi đã 6 tuổi, không còn nhớ mặt bố nữa. Ông đòi bế nhưng tôi nhất định không theo. Ông phải nịnh mãi, cho kẹo, cho tiền, cõng và bế tôi đi chơi vài hôm sau tôi mới quen dần và gọi bố. Rồi không được bao lâu, bố lại lên đường đi kháng chiến”.

Năm cô bé Tuyết Minh lúc đó mới lên 6 thì mẹ cũng bị giặc Pháp bắt giam tại một nhà tù ở Quảng Ngãi. Tuyết Minh phải ở nhà cùng bà ngoại. Có lần, bà ngoại dẫn cô bé Minh vào tù thăm mẹ, thấy con gái gầy gò, xanh xao, đen nhẻm lại dứt khoát không chịu xa mẹ, khóc lóc đòi ở lại, bà Phạm Thị Trinh đã phải tìm cách cho con vào tù để mẹ con được gần nhau.

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tù nhân ở các nhà tù được phóng thích. Mẹ con bà Trinh cũng được trở về nhà. Sau đó, cô bé Tuyết Minh cùng các anh chị em lại được mẹ gửi sang cho cô, dì, chú, bác và ông bà mỗi người một nơi để tiếp tục đi làm cách mạng.

“Lúc đó cũng chẳng ai quan tâm đến học hành thế nào, anh chị em mỗi người một nơi, bố mẹ thì đi làm cách mạng, cuộc sống rất thiếu thốn và bơ vơ. Đến năm tôi 13 tuổi, học hết lớp 5 thì chúng tôi quyết định trở về nhà ông bà, xin ông bà dựng cái trái nhà cạnh vườn rồi trồng rau, nuôi gà, anh chị em sum họp hội tụ lại, bây giờ căn nhà ấy được giữ lại làm nhà lưu niệm” – bà Tuyết Minh kể.

Món quà cưới giản dị của Bác

Trong căn phòng ấm cúng của “bà Liên Xô” tôi bắt gặp bức ảnh đen trắng được lồng khung treo ở nơi trang trọng nhất. Đó là bức hình Bác Hồ đang ngồi trò chuyện cùng các em thiếu nhi. Thấy tôi quan sát kỹ bức ảnh, bà chậm rãi gỡ xuống, lấy khăn lau lớp bụi mờ rồi chỉ từng gương mặt trong hình: “Đây là những người bạn cùng học với tôi tại Liên Xô, họ cũng đều có bố mẹ tham gia cách mạng. Lần nào sang, Bác Hồ cũng gọi chúng tôi đến đề trò chuyện, động viên và khích lệ học tập” – bà Tuyết Minh chia sẻ.

Những câu chuyện về thời niên thiếu, về những lần gặp Bác cứ thế hiện lên, xúc động trong đôi mắt trìu mến của bà.

Gặp ‘bà Liên Xô’ nghe những kỷ niệm đẹp ảnh 3

Năm 1953, khi bà Tuyết Minh 16 tuổi, bà được gửi sang trường Thiếu Nhi Việt Nam ở Quế Lâm (Trung Quốc) cũng với những con em cán bộ khác để đi học. Sau đó, bà được lọt vào danh sách những học sinh Việt Nam đầu tiên đi học ở Liên Xô, sau thời gian học tiếng Nga, bà được phân vào trường ĐH Sư phạm Lê Nin tại Matxcova.

Bà kể: “Năm 1957 lẽ ra tôi được gặp bố khi ông có kế hoạch sang Nga cùng chuyến đi với Bác Hồ. Nhưng chuyến đi dự kiến tháng 11 đi thì cụ mất vào tháng 9. Chắc cũng vì thế, vừa sang đến nơi là Bác đã tìm gặp chúng tôi để hỏi han, động viên. Lần đầu gặp Bác, lúc đó tôi nghĩ, Bác là người cao quý, không dễ để gặp nên rất giữ khoảng cách với Người. Nhưng khi nhìn thấy vị cha già dân tộc mặc chiếc áo lụa màu nâu đã có chỗ sờn rách, gương mặt hiền từ, thân thiện tôi xúc động lắm. Bác coi chúng tôi như con, gọi chúng tôi xuống ăn cơm, bóc kẹo chia cho chúng tôi mang phần về cho các bạn rồi cho tiền đi xe về chỗ học, cho vé đi xem nhạc...”.

Những lần sau đó, lần nào sang bác cũng gọi bà Tuyết Minh cùng các bạn là con của những cán bộ cách mạng đã hi sinh sang gặp mặt, động viên học tập. Sau này, khi bà Tuyết Minh kết hôn, Bác không quên dặn người thân tín mua mấy cân bánh kẹo mang qua để mừng hạnh phúc vợ chồng bà.

Gặp ‘bà Liên Xô’ nghe những kỷ niệm đẹp ảnh 4

“Cũng chính nhờ những lần gặp gỡ, những lời động viên của Bác mà chúng tôi- những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn xác định được mục tiêu, vượt qua những khó khăn thiếu thốn nơi đất khách quê người, vượt qua nỗi nhớ nhà, nhớ người thân để học hành đến nơi đến chốn”  - bà Tuyết Minh xúc động nói.

Năm 1961, hoàn thành chương trình cử nhân Ngữ văn, PGS Nguyễn Tuyết Minh trở về Việt Nam, nhận công tác tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, ÐH Ngoại ngữ Hà Nội. Bà bắt đầu những tháng ngày lên lớp giảng dạy và nghiên cứu về ngôn ngữ Nga như một thư “bùa mê” ám ảnh và gây nghiện suốt quãng đời làm việc của bà sau này. Sau một thời gian công tác, PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh giữ chức Phó chủ nhiệm Khoa tiếng Nga.

Năm 1970, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ và văn học Nga, tại ÐH Sư phạm Quốc gia Matxcova. Năm 1984, PGS. TSKH Nguyễn Tuyết Minh được phong chức danh phó giáo sư tại Việt Nam.

Và 30 năm sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, năm 2000, khi bước sang tuổi 62, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học cũng tại ngôi trường mà bà đã trải qua những năm tháng học tập bậc đại học và tiến sĩ.

“Mẹ đẻ” cuốn từ điển hơn 80.000 từ

Năm 1986, PGS Nguyễn Tuyết Minh được mời tham gia làm bộ Đại từ điển Việt- Nga. Đây là công trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga) và Ủy ban Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Để làm được việc này, bà bàn bạc với chồng, bán hết nhà cửa, của cải trong nhà để cùng gia đình sang Nga làm từ điển. May mắn, khi đó chồng bà đã rất ủng hộ đam mê và nhiệt huyết của bà nên đã đồng ý theo vợ. “Sang đến nơi, may mắn ông ấy được nhận vào làm điều hành tại nhà hàng của một người quen, lương tháng khoảng 600 đô gấp 10 lần lương nghiên cứu khoa học của tôi lúc bấy giờ. Thế là từng ấy năm, chồng tôi cày cuốc nuôi tôi... làm từ điển” – bà Tuyết Minh cười.

Nói về cuốn từ điển tâm huyết, bà Tuyết Minh cho biết, bà đã mất 26 năm để hoàn thành cuốn từ điển này, trong đó có 16 năm sinh sống ở Nga và 10 năm về Việt Nam để biên soạn chỉnh sửa.

Ðó là lần đầu tiên cuốn từ điển sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh và tìm những điểm tương ứng giữa cả hai ngôn ngữ, chứ không sử dụng phương pháp chiết tự phổ biến trước đây. Phương pháp đối chiếu, so sánh ngôn ngữ khi làm từ điển song ngữ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

“Nhiều người cứ thắc mắc tại sao chúng tôi phải mất đến 26 năm cho một cuốn từ điển 80.000 từ? Thực tế, làm từ điển không hề dễ dàng gì, tôi cùng đồng sự đã phải trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa, từng từ, từng chữ đều phải tìm hiểu, bổ sung và làm rõ. Cho đến bây giờ đọc lại tôi vẫn còn muốn chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện lại” – bà Tuyết Minh cười.

Cuối năm 2012, cuốn từ điển đã hoàn thành và được ra mắt. Nó được đánh giá là một công trình khoa học có giá trị lớn nhất đối với nhân dân hai nước Việt – Nga. Sau đó, bà Tuyết Minh cũng còn tham gia công trình hợp tác giữa Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam với Bộ Đại học Nga về biên soạn bộ giáo trình tiếng Nga và tham gia dịch nhiều cuốn sách có giá trị.

Với việc góp công củng cố tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh  đã vinh dự nhận Huy chương Pushkin vào tháng 11/2017 vừa qua tại Điện Kremlin. Bà là nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam nhận được vinh dự này.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.