Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng

(Ngày Nay) - “Đây sẽ không còn là câu chuyện của riêng tỉnh Ninh Bình, mà của dân tộc Việt Nam, với tinh thần xuyên suốt là độc lập, tự cường, chính bởi vậy, tên của chương trình là “Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc”, chứ không riêng về Nhà nước Đại Cồ Việt”, đạo diễn Lê Quý Dương nhấn mạnh.

“Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc (968-2018)” diễn ra tối 24/4 tới, tại Quảng trường cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), với “phần hội” do tác giả kịch bản - Tổng đạo diễn Lê Quý Dương thực hiện, hứa hẹn sẽ mang tới những “bùng nổ mãn nhãn” cho người xem.

Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng ảnh 1Thiết kế sân khấu của lễ kỷ niệm.

Làm chương trình Festival, hay chương trình nghệ thuật hay không khó; nhưng để một chương trình mang đầy yếu tố lịch sử, một lễ kỷ niệm trở nên hấp dẫn, thì hoàn toàn không dễ dàng. Và đây, chính là thách thức mà đạo diễn Lê Quý Dương đặt ra cho mình và quyết tâm vượt qua.

Toàn bộ chương trình “Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc”, theo bật mí của đạo diễn Lê Quý Dương, sẽ là một câu chuyện dài với 9 trường đoạn, cũng là 9 đại cảnh lớn. Mở đầu với hình ảnh một ông cụ ngồi kể chuyện cho các cháu thiếu nhi, câu chuyên kéo dài từ thời đại Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận đến thời đại Hồ Chí Minh. Xuyên suốt trong đó là 3 ca khúc: Ca khúc “Hoa Lư Đại tập trận” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, do ca sĩ Tùng Dương thể hiện; ca khúc của tác giả Mai Công Thắng và cuối cùng là “Việt Nam trên đường chúng ta đi”. Như bật mí của đạo diễn, đây là một dòng chảy lịch sử liên tục, với tinh thần nổi bật là độc lập, tự cường; bắt đầu từ thời vua Đinh Tiên Hoàng- khi chúng ta có nhà nước phong kiến tập quyền hoàn chỉnh đầu tiên (nhà nước Đại Cồ Việt), tới khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng ảnh 2Chương trình diễn ra từ 20 giờ đến 21 giờ 30 ngày 24/4, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1.

Đây sẽ không còn là câu chuyện của riêng tỉnh Ninh Bình, mà của dân tộc Việt Nam, với tinh thần xuyên suốt là độc lập, tự cường như đã nói ở trên, chính bởi vậy, tên của chương trình là “Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc”, chứ không riêng về Nhà nước Đại Cồ Việt”, đạo diễn Lê Quý Dương nhấn mạnh.

Cũng theo đạo diễn, ý tưởng chủ đạo của chương trình là “Tỏa sáng Thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt”, khẳng định giá trị to lớn của việc thành lập nhà nước Đại Cồ Việt, chính danh khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam sau hơn 1000 năm dưới chế độ Bắc thuộc.

Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng ảnh 3Đạo diễn Lê Quý Dương chỉ đạo các diễn viên tập luyện cho chương trình lễ kỷ niệm ngày 24/4 tới.

Từ tư tưởng chủ đạo trên, đạo diễn Lê Quý Dương lấy hình tượng những pho sử của dân tộc làm hình tượng chính cho thiết kế sân khấu, qua đó tạo nên cảm xúc nhưng trang sử vẻ vang và huy hoàng của dân tộc đang được giới thiệu với các thế hệ hôm nay.” Chương trình sẽ được dàn dựng theo phong cách huyền thoại sử thi, qua câu chuyện kể của một lão ông với các cháu thiếu niên xuyên suốt chương trình, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các lớp đối thoại của những nhân vật lịch sử và đại cảnh sân khấu lớn. Không có MC giới thiệu giữa các tiết mục, không có các video clip xen kẽ minh họa, chương trình sẽ là một tổng thể liền mạch của các đại cảnh sân khấu từ thuở thiếu thời của vị Hoàng đế họ Đinh trên quê hương cờ lau tập trận tới thời đại Hồ Chí Minh vinh quang của dân tộc. Tôi sẽ áp dụng một hình thức dàn dựng hoàn toàn mới, kết nối các trường đoạn và dẫn dắt câu chuyện bằng những làn điệu và trích đoạn của nghệ thuật Chèo và nghệ thuật hát Xẩm, vốn là tinh hoa của nghệ thuật truyền thống tại Ninh Bình. Kỹ thuật sân khấu hết sức sáng tạo và hiện đại về hình thức nhưng đậm đặc chất huyền thoại sử thi về nội dung”, đạo diễn Lê Quý Dương cho biết.

Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng ảnh 4Chương trình sẽ là một tổng thể kết nối liền mạch từ các đại cảnh.

Cụ thể, chương trình sẽ là một tổng thể kết nối liền mạch từ các đại cảnh “Cờ lau tập trận”, “Mổ trâu khao quân”, “Dẹp loạn mười hai sứ quân”, “Lên ngôi Hoàng Đế”, “Đinh Tiên Hoàng Hiển Linh”, “Kéo chữ Thái Bình”, “Quốc Thái Dân An”, “Hoa Lư vào hội” đến “Thời đại Hồ Chí Minh”

Đáng chú ý chương trình sẽ có đại cảnh diễn “Kéo chữ Thái Bình”, một nghi thức đã tồn tại cùng với lễ hội Hoa Lư cả ngàn năm nay sẽ được trình diễn thành một nghi lễ chính thức mang tính lịch sử và nghệ thuật cao. Đặc biệt đạo diễn cũng sẽ sẽ dàn dựng đại cảnh “Quốc Thái Dân An” mang tính tâm linh với phần niệm trú của 56 nhà sư đang trụ trì tại các chùa ở Ninh Bình về tham gia trình diễn trên nền nhạc Thiền thanh thoát của nhạc sỹ Mạnh Tiến, ca ngợi công đức của Đinh Tiên Hoàng Đế và tưởng nhớ Đại sư Ngô Chân Lưu, người được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Tăng Thống Quốc Sư đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tái hiện 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc bằng chèo, xẩm, tuồng ảnh 5Đạo diễn Lê Quý Dương và nhạc sĩ Phó Đức Phương trao đổi về ca khúc mở màn chương trình "Hoa Lư Đại tập trận". Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ, đây là ca khúc mà ai nghe cũng phải "sởn da gà", nhất là với giọng ca của Tùng Dương.

Chương trình dự kiến huy động 500 nghệ sĩ, diễn viên; với tổng số 2000 bộ trang phục. Khâu trang phục cũng là một điều khó với đạo diễn, bởi theo các cứ liệu lịch sử, thì tư liệu chính xác về phục trang, đạo cụ để dàn dựng tiết mục đều không có; chính vì vậy, theo đạo diễn, anh và ekip “chỉ dám làm trên tinh thần lịch sử, còn bảo đúng hoàn toàn rất khó”.

Tương tự, do đây là giai đoạn lịch sử cũng còn nhiều tranh cãi về các sự kiện, nhân vật lịch sử, về công hay tội (như Thái hậu Dương Vân Nga), nên với những yếu tố này, ê kíp cũng đều sẽ tìm cách thể hiện hài hòa nhất.

Để thực hiện một chương trình mà ý nghĩa lịch sử rất lớn, tác giả - Đạo diễn Lê Quý Dương đã mời nhóm nghệ sỹ sáng tạo và cộng tác viên danh tiếng tham gia đồng hành. Hội đồng cố vấn lịch sử và chuyên môn là nhà nghiên cứu lịch sử uy tín Trương Đình Tưởng và tác giả chèo, Tiến sỹ Trần Đình Ngôn. Các nghệ sỹ dàn dựng gồm biên đạo múa Tuyết Minh, nhạc sỹ Mạnh Tiến, họa sỹ Phùng Nam Thắng và các trợ lý dàn dựng Lê Văn Tuấn, Phan Thiên Lãng, Lê Thành Dốn và Lê Trung Hậu đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả, để tạo nên một chương trình thật sự ý nghĩa, nhưng cũng đầy hấp dẫn.

Lễ kỷ niệm là chương trình trọng tâm của một chuỗi hơn 47 sự kiện diễn ra trên địa bàn của toàn tỉnh Ninh Bình trong không khí kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, chính thức lên ngôi Đinh Tiên Hoàng đế, đặt niên hiệu Thái Bình, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến tập quyền trung ương hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam, đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của nhiều triều đại tiếp theo trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.

Theo Báo Tin tức

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.