Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả

[Ngày Nay] - Tại Hàn Quốc, kỳ thi đại học là một trong những sự kiện trọng đại nhất diễn ra mỗi năm. Đây là ngày mà các chuyến bay thương mại bị phong tỏa hàng loạt để tránh gây tiếng động làm phiền đến các thí sinh, lực lượng cảnh sát được huy động để sẵn sàng dẹp đường đưa các thí sinh đi muộn tới kịp trường thi, các học sinh khóa dưới chờ đợi với cờ quạt, biểu ngữ để động viên tinh thần các anh chị khóa trên.
Bà Choi Kyung-hye ra tòa.
Bà Choi Kyung-hye ra tòa.

Đối với người Hàn Quốc, kỳ thi đại học có tầm quan trọng như vậy bởi theo quan niệm xã hội, đây là một trong những tiêu chí lớn nhất để đánh giá mức độ thành công của một con người. Không vượt qua kỳ thi đại học biến các thí sinh trở thành con người thất bại trong mắt xã hội và trong mắt chính mình. Chính nỗi sợ hãi thất bại khiến phụ huynh và thí sinh sẵn sàng làm tất cả, không ngoại trừ gian lận, để đặt được chân lên bậc thềm trường đại học.  

Gian lận khoa cử giúp nhiều sĩ tử vượt qua kỳ thi sinh tử, nhưng cũng khiến nhiều người, thậm chí là cả nền giáo dục Hàn Quốc, phải trả giá đắt cho sự sợ hãi của mình.

Sự sụp đổ của một Tổng thống

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị Tòa án Hiến pháp nước này phế truất hồi năm ngoái và bị kết án 24 năm tù hồi đầu năm nay do những tội danh liên quan đến lạm quyền. Chuỗi sự kiện dẫn đến sự sụp đổ quyền lực của bà Park được bắt đầu từ một sự kiện tưởng chừng không liên quan gì đến chính trị: những cuộc phản đối của sinh viên Đại học Nữ giới Hoa Lê về chương trình học của trường.

Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả ảnh 1

Bà Park Geun-hye phải trả giá vì thiên vị con gái bạn thân.

Mùa hè năm 2016, sinh viên Đại học Hoa Lê đồng loạt bãi khóa để phản đối kế hoạch của trường nhằm đưa ra một chương trình học mới. Được bảo trợ bởi Bộ Giáo dục Hàn Quốc, chương trình này cấp bằng cử nhân trong lĩnh vực truyền thông, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và thời trang cho những phụ nữ lựa chọn đi làm thay vì tiếp tục học lên đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Các sinh viên Đại học Hoa Lê cho rằng đây là một chương trình để “bán bằng cấp” trục lợi, làm tổn hại đến uy tín học thuật của ngôi trường này.

Đại học Hoa Lê, một trong những đại học nữ giới danh giá hàng đầu Hàn Quốc, đã nhanh chóng rút lại kế hoạch triển khai chương trình này. Tuy nhiên, cách phản ứng và xử lý vấn đề của Chủ tịch Học viện khiến các sinh viên không hài lòng và tiếp tục các cuộc phản đối buộc bà này phải từ chức.

Những nỗ lực đòi hỏi Chủ tịch Học viện phải từ chức đã dẫn đến một kết quả không ngờ. Hàng loạt thông tin được phanh phui có liên quan đến việc Đại học Hoa Lê ứng xử thiên vị với sinh viên Chung Yoo-ra, con gái của bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye - bà Choi Soon-sil.

Theo thông tin được cơ quan điều tra công bố sau này, Đại học Hoa Lê được cho là đã “thao túng quy trình tuyển sinh” bằng cách cho bộ môn cưỡi ngựa, môn thể thao mà cô Chung Yoo-ra rất thành thạo, vào danh sách ưu tiên tuyển sinh. Bằng cách này, Chung Yoo-ra đã đủ điều kiện để được tuyển sinh vào trường.

Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả ảnh 2

Áp lực thi cử với thanh niên Hàn Quốc.

Trong quá trình học tập, Chung Yoo-ra cũng thường xuyên được các sinh viên khác điểm danh hoặc làm bài thi thay. Thậm chí, một giáo sư của trường còn làm thay bài tập cho sinh viên này.

Để đưa ra những kết luận này, nhà chức trách đã tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc, tịch thu ổ cứng máy tính, điện thoại di động, hồ sơ giấy tờ liên quan đến mùa tuyển sinh 2015 từ 20 văn phòng của học viện cũng như từ nhà riêng của nhiều người, trong đó có nhà của Chủ tịch Choi Kyung-hee. Bản thân bà Choi cũng tự nguyện từ chức ngay sau khi cuộc điều tra được tiến hành.

Hậu quả của việc cố tình thiên vị người quen của Tổng thống Park Geun-hye đối với viện Đại học Hoa Lê không hề nhỏ: Cựu chủ tịch và một số giáo sư bị truy tố hình sự. Sinh viên Chung Yoo-ra bị đuổi học và bị cảnh sát nước này truy nã sau khi không chịu ra trước Quốc hội đối chất về vụ việc. Mẹ của cô, bà Choi Soon-sil bị tuyên án 7 năm tù giam vì cấu kết với các nhân viên học viện để làm giả kết quả học tập của con mình.

Vụ bê bối liên quan đến việc thiên vị con gái bạn thân Tổng thống khiến đông đảo người dân Hàn Quốc phẫn nộ bởi cuộc đua vào những trường đại học danh tiếng thật sự là một đấu trường sinh tử đối với các sĩ tử nước này. Tỉ lệ ủng hộ dành cho bà Park Geun-hye nhanh chóng tuột dốc xuống mức chỉ còn 4%, mức thấp nhất từng có trong lịch sử các đời Tổng thống ở Hàn Quốc. Khi đề xuất luận tội Tổng thống được đưa ra trước Quốc hội, nó nhanh chóng được thông qua với số phiếu áp đảo. Bà Park chính thức bị phế truất tháng Ba năm 2017 bởi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc.

Vì nâng đỡ và dung túng cho người quen, nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc đã phải trả giá bằng cả sự nghiệp chính trị của mình.

Gian lận xuyên quốc gia

Vụ bê bối thiên vị ở Đại học Nữ giới Hoa Lê là vụ việc gây chấn động nhất, nhưng không phải là vụ việc duy nhất gây ê chề cho ngành giáo dục Hàn Quốc trong năm 2016. Trong năm này, các trung tâm khảo thí ACT đặt ở Hàn Quốc cũng đã hủy thi hàng loạt. Bên cạnh SAT, ACT là kỳ thi chuẩn hóa mà các thí sinh cần phải tham gia nếu muốn nhập học các trường đại học của Mỹ. Đây là một lựa chọn rất phổ biến của học sinh và phụ huynh Hàn Quốc bên cạnh lựa chọn học tập ở các trường trong nước. Hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia có đông sinh viên theo học tại các trường đại học Mỹ đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau hai quốc gia rất đông dân là Trung Quốc và Ấn Độ.

Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả ảnh 3

Hoạt động tổ chức thi ACT vốn minh bạch tại Mỹ và châu Âu đã bị biến tướng nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Việc gian lận thi cử tràn lan cùng tệ nạn mua bán đề đã buộc các nhà cung cấp chương trình khảo thí ACT hủy bỏ các kế hoạch tổ chức thi tại nước này.

“Chúng tôi không thể tiếp tục cho phép những hành vi tội phạm của một vài cá nhân vô đạo đức phá hoại nỗ lực của những thí sinh cần cù, trung thực”, bà Suzana Delanghe, giám đốc thương mại chương trình khảo thi ACT phát biểu trên Thời báo Tài chính.

Việc các trung tâm khảo thí ACT phải hủy thi đánh động dư luận quốc tế về cái được gọi là “cuộc chạy đua vũ trang giáo dục” đang diễn ra tại Hàn Quốc cũng như nhiều nước có cùng văn hóa khoa cử ở châu Á. Trong một xã hội đòi hỏi thành công nhưng lại không có đủ cơ hội việc làm, phụ huynh và học sinh sẵn sàng làm tất cả để vượt lên trong các kỳ thi: Từ ôn luyện ngày đêm cho tới gian lận khi thi cử.

Không chỉ tại Hàn Quốc mà tại Hồng Kông, các trung tâm khảo thí ACT cũng phải hủy thi hàng loạt vì lý do tương tự. Tại một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cũng xảy ra hiện tượng lộ đề thi trước khi cuộc thi diễn ra.

Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả ảnh 4

Anh John Kye, một giảng viên của một trung tâm luyện thi ACT tại Hàn Quốc đã tiết lộ cho Thời báo Tài chính về việc đề thi thường xuyên bị các nhân viên của trung tâm khảo thí để lọt ra ngoài nhiều ngày trước khi thi. Sau khi nhận được đề, các trung tâm luyện thi sẽ “lựa chọn và chỉ liên lạc với một số phụ huynh và học sinh, có lẽ do họ cũng hiểu việc mà họ đang làm là bất hợp pháp, hoặc ít nhất cũng là vô đạo đức”, anh cho biết.

Anh John Key cho biết cũng từng được một phụ huynh đề nghị trả tới 25.000 USD để tham gia thi ACT ở Mỹ, sau đó lợi dụng sự chênh lệch múi giờ để chuyển đề thi về Hàn Quốc cho con trai của phụ huynh này.

Việc gian lận thi cử trong kỳ thi ACT ở Hàn Quốc phổ biến đến mức đã xuất hiện nghề “cò đề” - những người đóng vai trò trung gian mua bán đề thi giữa các lò luyện thi và phụ huynh. Mỗi “thương vụ” thành công có thể đem lại lợi nhuận đến hàng chục nghìn USD.

Gian lận khoa cử: Sai phạm và cái giá phải trả ảnh 5

“Những thí sinh không gian lận buộc phải chấp nhận thực tế rằng có quá nhiều kẻ gian lận”, anh Kye cho biết. “Và họ không biết phải làm gì để chống lại sự bất công này”.

Việc hầu hết các trung tâm khảo thí ACT hủy bỏ lịch thi ở Hàn Quốc mùa hè năm 2016 đã làm ảnh hưởng đáng kể đến các thí sinh nước này. Do kỳ thi không được tổ chức, hàng nghìn thí sinh đã không có chứng chỉ cần thiết hoặc buộc phải ra nước ngoài thi ACT để kịp xét tuyển và nhập học. Nhưng chịu thiệt hại nặng nề hơn nữa chính là uy tín của phụ huynh, học sinh và của cả ngành giáo dục Hàn Quốc. Việc kỳ thi bị hủy bỏ vì lý do gian lận đã đóng mác “không trung thực” lên nền giáo dục nước này, gây sụt giảm uy tín học thuật của giáo dục Hàn Quốc trên toàn thế giới.

Những bê bối gian lận trong thi cử đang buộc Hàn Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác nhìn nhận lại văn hóa khoa cử của mình. Nỗi ám ảnh mang tên “đỗ đại học” xuất phát từ kỳ vọng phi thực tế của phụ huynh và từ quan niệm sai lầm rằng đại học là điều kiện cần cho một tương lai tốt đẹp đã đẩy nhiều thí sinh và gia đình của họ vào tình thế buộc phải từ bỏ những nguyên tắc đạo đức của mình. Đây chính là khởi nguồn của thực trạng gian lận thi cử và là một nhược điểm của những nền giáo dục có văn hóa khoa cử như Hàn Quốc.

Chúng tôi không thể tiếp tục cho phép những hành vi tội phạm của một vài cá nhân vô đạo đức phá hoại nỗ lực của những thí sinh cần cù, trung thực”Bà Suzana Delanghe

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?