Gian nan hành trình đi tìm biểu tượng văn hóa Việt?

Quốc hoa, quốc phục, quốc tửu, linh vật…là những biểu tượng văn hóa của một quốc gia. Nhưng, tới nay ở nước ta nhiều cuộc tìm kiếm biểu tượng vẫn chưa đi tới hồi kết. Bởi vậy, để có được những biểu tượng cho thế giới "nhìn là thấy Việt Nam” xem ra còn rất hiếm hoi.
Gian nan hành trình đi tìm biểu tượng văn hóa Việt?
Đến nay, hình ảnh đất nước Ấn Độ đã được phủ rộng trên toàn cầu với Yoga, minh chứng là có 177/193 thành viên của Liên hợp quốc đồng bảo trợ Nghị quyết mới của Đại hội đồng LHQ lấy ngày 21-6 hằng năm là ngày Yoga quốc tế, trong đó có Việt Nam. Tại buổi họp báo Ngày Quốc tế Yoga lần thứ Nhất tại Hà Nội vừa rồi, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao) chia sẻ, nhìn từ sự lan tỏa của Yoga Ấn Độ ra toàn cầu, báo giới cũng cần quảng bá văn hóa Việt Nam và đặc biệt là tìm ra những biểu tượng văn hóa, để qua đó hình ảnh của Việt Nam được bè bạn quốc tế biết đến ngày càng nhiều hơn nữa.
Có lẽ, đề xuất của ông Phạm Sanh Châu cũng là nỗi niềm chung của nhiều người nặng lòng với bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bởi những cuộc kiếm tìm biểu tượng diễn ra nhiều năm, nhưng kết quả vẫn chỉ là con số không. Gần đây nhất là việc tìm cho ra một gương mặt đại sứ du lịch, đại diện quảng bá du lịch Việt Nam.

Sau bao lần lữa thì tới thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có một gương mặt Việt đại diện quảng bá cho du lịch Việt. Tới việc chọn quốc hoa gây tranh cãi suốt một thời gian dài. Những đề xuất hoa sen, hoa mai, hoa đào, cây tre… và cũng có tới 60 % số người đọc hỏi đồng ý với phương án hoa sen (theo kết quả điều tra dư luận của Bộ VHTT&DL), rồi lại có ý kiến cho rằng sen là quốc hoa của Ấn Độ, việc chọn một loại hoa đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách của một nền văn hóa lớn như vậy dễ bị hiểu là "ăn theo”, "đạo ý tưởng”… và câu chuyện tìm quốc hoa bị bỏ lửng từ nhiều tháng qua.

Gian nan hành trình đi tìm biểu tượng văn hóa Việt? - anh 1

Gian nan hành trình đi tìm biểu tượng văn hóa Việt?

Dù còn có những băn khoăn nhưng nhiều nhà quản lý, nghiên cứu, các chuyên gia, nhà ngoại giao văn hóa... khẳng định, quốc phục là biểu tượng văn hóa Việt Nam cần có trong bối cảnh hiện tại nhất là khi đất nước đang trong quá trình hội nhập. Đồng ý, để tuyển chọn được biểu tượng mang bản sắc văn hóa dân tộc nhất thiết phải xây dựng các tiêu chí và lộ trình bài bản. Nhưng cứ mỗi cuộc thi, các mẫu thiết kế lại được Bộ VHTT&DL tiếp tục xin ý kiến rộng rãi các nhà khoa học… kết quả là cho tới nay chúng ta vẫn chưa tìm được quốc phục cho riêng mình.

Cũng cho tới thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn quốc phục để có cho mình một bộ quốc phục mang bản sắc riêng, khẳng định văn hóa dân tộc. Trong khi đó, chỉ cần nhìn sang các nước châu Á, như người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok, người Ấn Độ có Sari… và họ được thế giới "nhận diện” một phần qua những quốc phục đó, vậy quốc phục của Việt Nam là gì? Từ hơn đầu những năm 90 của thế kỷ XX, việc chọn quốc phục, đã được đưa ra "cân đo, đong đếm” nhiều lần qua các kì họp của cấp nhà nước và các cuộc thi thiết kế thời trang, nhưng vẫn chưa được quyết định thống nhất do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong quá trình tìm kiếm những đặc trưng mang biểu tượng dân tộc, bên cạnh những quốc hoa, quốc phục, nhiều người đã nghĩ đến việc tìm ra quốc tửu. Nhiều câu hỏi đặt ra: Quốc tửu của Việt Nam là gì? Đã ai tạo dựng thương hiệu quốc tửu Việt Nam chưa? Nói về quốc tửu trên thế giới thì Người Pháp có Vang Boxdo, người Trung Quốc có Mao Đài, người Nhật có Sake, người Hàn có Shochu, người Mỹ có Wishky... Người Nga có Vodka, vậy quốc tửu của Việt Nam là gì? Nhiều ý kiến cho rằng chọn quốc tửu để làm gì? Trong khi GS. Trần Văn Khê lại nhìn nhận: Việt Nam ta cũng nên chọn Quốc tửu dùng để chiêu đãi chính thức các phái đoàn nước bạn đến thăm Việt Nam, giới thiệu với bạn bè thế giới một nền văn hóa rượu không thua kém ai.
Trong thời hội nhập, biểu tượng văn hóa là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài để nhận diện quốc gia. Như vậy, muốn quảng bá văn hóa Việt, hơn lúc nào hết ngành văn hóa phải tìm cho ra được những biểu tượng đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nói như TS. Nguyễn Văn Hậu, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác, thì cần phải tìm thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc.

Theo Đại đoàn kết

Xem thêm:

1. Nghệ thuật điêu khắc “tái sinh” cây gạo 300 năm tuổi

2. Chiêm ngưỡng sen trên cổ vật làm từ vàng, bạc, ngọc, ngà

3. Mo Mường Hòa Bình” đón Bằng bảo trợ Di sản văn hóa của UNESCO

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.