Chương trình diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào 20h ngày 27/7/2023, phát sóng trực tiếp trên sóng H1, H2, FM 96, HanoiON, Hanoionline.vn và các nền tảng số của Đài PT- TH Hà Nội. Từng tiết mục được dàn dựng công phu, chứa đựng bức thông điệp mạnh mẽ về lòng quả cảm, sự anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Chương trình kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) với ý nghĩa tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của những người lính, thương binh, bệnh binh đã hy sinh xương máu viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hơn 100 phút với các tác phẩm trường tồn, sống mãi cùng thời gian, được đánh giá cao bởi giá trị nghệ thuật trong ca từ lẫn giai điệu. Các tác phẩm chuyển soạn và phối khí cho Dàn nhạc giao hưởng ca ngợi người lính mang đến cho người dân đất Việt cảm xúc, xen lẫn tự hào, thấu hiểu giá trị của hai chữ “Hòa bình” với những cung bậc khó quên
Hình ảnh người lính hiện ra rất đẹp trong ca khúc “Chiến sĩ Việt Nam” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Tác phẩm ca ngợi những người chiến sĩ cảm tử lên đường đi chiến đấu để giành lại bờ cõi, mang trong mình một lý tưởng xả thân vì nước, vì lý tưởng duy nhất là độc lập, tự do và hạnh phúc.
Còn với hình tượng người chiến sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc “Người chiến sĩ ấy”, sáng tác năm 1969 thì ngay ở những lời ca đầu tiên của bài hát, nhạc sĩ khẳng định rằng: "Người chiến sĩ ấy, ai đã gặp anh, không thể nào quên! Không thể nào quên!". Hình tượng người chiến sĩ nổi bật, lớn lao, cao thượng, nhưng lại rất giản dị, gần gũi: "Bao nhiêu năm trường trên đường Cách mạng anh vẫn đi đi mãi không ngừng"... Bài hát cho thấy được niềm lạc quan cách mạng, lòng kiêu hãnh của người chiến sĩ Quân đội nhân dân cầm súng chiến đấu cho một ngày giang sơn liền một dải.
“Nguyện tranh đấu cho giống nòi/ Hận thù bao năm căm lòng đất nước tang tóc…/ Thề phục quốc, tiến lên Việt Nam. Đời hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”.
Khi những ca từ của nhạc phẩm vang lên, mỗi người dân Việt Nam nghe hoặc hát lại ca khúc này, như được đắm chìm vào hơi thở lịch sử một giai đoạn hào hùng của dân tộc.
Hình tượng người chiến sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc “Người chiến sĩ ấy”, sáng tác năm 1969. Ngay ở những lời ca đầu tiên của bài hát, người chiến sĩ đã được nhạc sĩ khẳng định với mọi người rằng: "Người chiến sĩ ấy, ai đã gặp anh, không thể nào quên! Không thể nào quên!". Hình tượng người chiến sĩ nổi bật, lớn lao, cao thượng, nhưng lại rất giản dị, gần gũi, mà mỗi người dân đã gặp trên con đường đấu tranh cách mạng đều thấy: "Bao nhiêu năm trường trên đường Cách mạng anh vẫn đi đi mãi không ngừng"... Các anh đã cầm súng chiến đấu đến mọi miền đất nước, khi Tổ quốc còn bị chia cắt. Bài hát cho thấy được niềm lạc quan cách mạng, lòng kiêu hãnh biết bao khi được làm người chiến sĩ Quân đội nhân dân cầm súng đánh giặc, giữ nước.
“Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”… lời của ca khúc 'Hành quân xa' của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận thể hiện ý chí, nóng lòng được lên đường ra trận, chiến thắng kẻ thù… Tiếng bước chân hành quân dồn vang trong “Hành quân xa”, hừng hực khí thế xung trận trở thành sức mạnh để những người lính vượt suối, băng ngàn tiến về phía trước. Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng ca khúc "Hành quân xa" vẫn luôn tươi mới - không chỉ dành cho thế hệ một thời mà cho lớp lớp thế hệ Việt Nam hôm nay với sục sôi niềm khát khao cống hiến.
Nhạc sĩ Tân Huyền đã lấy hình ảnh cỏ xanh non tơ của ngày hoà bình để viết nên ca khúc “Cỏ non Thành cổ” vào năm 1990, nhắc nhở các thế hệ sau không bao giờ được phép quên sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu trong 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972. “Cỏ non Thành Cổ” là tấm lòng tri ân, là nén tâm hương của muôn triệu người dân Việt Nam dành cho những người lính đã ngã xuống vì Tổ quốc. Trong khốc liệt của bom rơi lửa đạn, từng tấc đất thấm đẫm máu xương của những người con đất Việt để rồi “những cái chết hóa thành bất tử” mang lại sự hồi sinh, cho màu xanh của cỏ cây, hoa trái, cho màu xanh của bình yên dịu dàng trải dài trên khắp mảnh đât quê hương.
“... Cho tôi hôm nay vào thành cổ, thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình với người hy sinh...”.
Chương trình HÀ NỘI CONCERT được biểu diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của vị nhạc trưởng người Nhật tài ba Honna Tetsuji, Hợp xướng Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, cùng phần biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước: NSƯT Đăng Dương, Lan Anh, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Lê Xuân Hảo, Vũ Thắng Lợi.
Các tiết mục biểu diễn tại chương trình được lựa chọn từ các tác phẩm âm nhạc kinh điển đã chiếm trọn trái tim biết bao người yêu nhạc: "Chiến sĩ Việt Nam", "Biết ơn chị Võ Thị Sáu", "Cùng anh tiến quân trên đường dài", "Dáng đứng Việt Nam", "Người chiến sĩ ấy", "Cỏ non thành cổ", "Miền xa thẳm", "Người mẹ của tôi", "Giai điệu tổ quốc", "Sẽ về Thủ đô", "Hành quân xa", "Tiến về Hà Nội", "Bước chân trên dải Trường Sơn", "Hát mãi khúc quân hành".