Mở "hộp ký ức" để từng câu chuyện cá nhân trở thành những mảnh ghép lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong kỷ nguyên số bùng nổ, ký ức cá nhân góp phần quan trọng trong việc tiếp nối mạch sử, trở thành chất keo trong quá trình bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp.
Đền Ngọc Sơn và Tháp Bút trong quá khứ. Ảnh tư liệu
Đền Ngọc Sơn và Tháp Bút trong quá khứ. Ảnh tư liệu

Khi mỗi người mở “chiếc hộp ký ức” và sẵn lòng chia sẻ với cộng đồng thì đó là cách bảo tồn kỷ niệm tốt nhất, để những câu chuyện cá nhân trở thành những mảnh ghép lịch sử.

Đó quan điểm của nhiều diễn giả tại tọa đàm “Hộp ký ức 4.0” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức ngày 15/11 tại Hà Nội.

Theo bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, ký ức cá nhân không chỉ bao gồm các sự kiện cụ thể mà còn là những ấn tượng, cảm giác, và kiến thức mà con người có được theo thời gian. Trong kỷ nguyên số bùng nổ, việc ký ức cá nhân góp phần quan trọng trong việc tiếp nối mạch sử, trở thành chất keo trong quá trình bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp.

“Tọa đàm được tổ chức với mong muốn kết nối chặt chẽ hơn nữa giới trẻ với tài liệu lưu trữ và ký ức cá nhân trong dòng chảy lịch sử, là dịp để mỗi cá nhân chia sẻ, bàn luận về ‘chiếc hộp’ của riêng mình như một phép ẩn dụ trong việc lưu giữ ký ức về lịch sử, văn hóa và con người. Qua đó, công chúng tiếp cận ký ức tập thể, bối cảnh, hình ảnh con người Việt Nam qua những thời kỳ lịch sử, từ đó kết nối-chia sẻ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai,” bà Hương nói.

Phát biểu tại tọa đàm, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và ký ức cá nhân nói riêng.

Ông Dương Trung Quốc cho rằng chia sẻ là cách bảo tồn di sản tốt nhất. Lấy ví dụ về tư liệu hình ảnh, nếu mỗi người, mỗi nhà chỉ giữ những bức ảnh cho riêng mình thì qua thời gian, tư liệu đó sẽ mất đi hoặc hư hỏng.

“Nhiếp ảnh biến những khoảnh khắc thành vĩnh viễn. Nếu chúng ta khai thác được câu chuyện trong tấm ảnh thì nghiên cứu lịch sử sẽ có tính thuyết phục rất cao,” ông Dương Trung Quốc nói.

Mở "hộp ký ức" để từng câu chuyện cá nhân trở thành những mảnh ghép lịch sử ảnh 1
Nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman vừa có triển lãm ảnh "Hà Nội một thời để nhớ." Ảnh: Minh Thu/Vietnam+

Nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman đồng tình với quan điểm đó. Kể từ khi đến Việt Nam lần đầu năm 1992, ông đã chụp rất nhiều bức ảnh về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhờ có các tư liệu hình ảnh đó mà nhiều người nước ngoài và thế hệ trẻ có thể hình dung được sự thay đổi ngoạn mục của Việt Nam trong suốt hơn 30 năm qua.

“Tôi đã chứng kiến cuộc sống của người dân khó khăn như thế nào trong những năm 90 và cũng thấy được rằng bất chấp những thiếu thốn, mọi người vẫn duy trì sự lạc quan và tinh thần vươn lên,” ông Andy Soloman chia sẻ.

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đặt ra những vấn đề trong việc lưu trữ hình ảnh thời đại 4.0.

Mở "hộp ký ức" để từng câu chuyện cá nhân trở thành những mảnh ghép lịch sử ảnh 2
Đạo diễn 9X Trần Vũ Anh (Media 21) chia sẻ. Ảnh: Minh Thu/Vietnam+

Đại diện Media 21, đơn vị tham gia sản xuất nhiều phim tài liệu lịch sử, đạo diễn 9X Trần Vũ Anh cho hay kể từ năm 2019, đơn vị này đã sử dụng công nghệ để phục chế hình ảnh, thực hiện nhiều phim tài liệu chính luận. Chẳng hạn, Media 21 đã kết hợp với nhiều chuyên gia, ứng dụng công nghệ để thực hiện dự án “không ảnh” - chụp các hố bom ở Tây Trường Sơn từ trên cao. Đây là dự án có ý nghĩa lớn bởi qua thời gian, những dấu tích lịch sử này sẽ mất đi.

“Thời gian trôi qua, những nhân chứng, vật chứng lịch sử sẽ dần mất đi, đồng nghĩa với việc những bài học lịch sử sẽ lùi xa vào quá khứ. Đó là lý do chúng ta cần nhìn nhận vai trò của hình ảnh trong việc lưu giữ lịch sử. Tất nhiên, công nghệ chỉ là phương tiện. Chúng ta nên tận dụng công nghệ một cách hợp lý, không để mất tính tự chủ trong công việc nghiên cứu, sáng tạo,” đạo diễn Trần Vũ Anh nêu quan điểm.

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.