Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi'

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi'

Ô nhiễm không khí ở mức cao quá giới hạn cho phép tại Hà Nội thời gian qua một lần nữa làm dấy lên tranh luận về mức độ ô nhiễm không khí, tác hại tới sức khỏe cũng như các nguyên nhân, giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng này.

* * *

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 1

Trong những ngày vừa qua, chỉ số không khí (chỉ số AQI) mà ứng dụng Air Visual đo được tại Hà Nội luôn ở ngưỡng từ xấu đến cực kỳ nguy hại. Đúng 6 giờ ngày 12/12, ứng dụng Air Visual ghi nhận mức chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội lên tới ngưỡng 246 - mức màu tím (mức nguy hại cho sức khỏe con người). Với mức tăng cao kỷ lục này, Hà Nội đứng thứ 3 trong danh sách 10 thành phố có chỉ số ô nhiễm cao nhất toàn cầu.

Đáng nói, kỷ lục mới xác lập được một ngày thì vào 6 giờ 15 ngày 13/12, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đã chuyển sang khung màu nâu - cực nguy hại. Với AQI = 361, Hà Nội đã vượt qua Dhaka (Bangladesh) và Sarajevo (Bosnia Herzegovina), trở thành thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất toàn cầu, theo bảng xếp hạng của Air Visual.

Hơn 7 giờ sáng cùng ngày, khi mặt trời bắt đầu lên cao, xua tan mây mù, chất lượng không khí tại Hà Nội có phần cải thiện nhưng AQI vẫn ghi nhận là 322, chưa thoát được nhóm màu nâu. Phải tới gần 7 giờ 30, chỉ số này mới hạ xuống 290 - màu tím. Hà Nội nhường ngôi cho Dhaka, chuyển xuống vị trí thứ 2 trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất toàn cầu.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 2

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định từ 12 nguồn, bao gồm khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy; phá dỡ các công trình xây dựng, xây dựng các công trình; vận chuyển vật liệu xây dựng; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn và một số tỉnh lân cận; do tác động của khí hậu, thời tiết chuyển mùa và còn do nguyên nhân từ đốt rơm rạ, rác, đun bếp than tổ ong.

Thực tế hiện nay, nhiều tuyến phố Hà Nội đang trong tình trạng bị đào bới để sửa đường, lát đá vỉa hè, tập kết vật liệu xây dựng, ngổn ngang rác thải xây dựng. Cùng với đó, việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường khiến người dân phải hứng chịu “bão bụi”.

Tại khu vực Trường Chinh (Hà Nội) tình trạng rác thải xây dựng, gạch, đá xi măng rơi vãi nằm lộn xộn, nhất là khu vực đang giải tỏa, thi công công trình đường vành đai 2 trên cao đã khiến cho lưu lượng lớn bụi bẩn phát tán trong không khí.

Hay trên dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) hàng loạt công trình đào đường, vỉa hè để lắp đặt công trình ngầm bắt đầu “tăng tốc”. Tình trạng này khiến mặt đường nhiều nơi ngổn ngang phế thải xây dựng, đất đá rơi vãi khắp lòng đường, còn người dân thì khốn khổ vì đi lại, không khí đặc quánh bụi bẩn.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 3
Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 4

Mặc dù nguyên nhân gây ô nhiễm đã được chỉ ra nhưng một số ý kiến cho rằng, thay vì khuyến cáo người dân không nên hoạt động ngoài trời thì các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và thành phố cần cụ thể những phương án, lộ trình giải quyết tình trạng ô nhiễm kéo dài.

Tôi nghe quá nhiều về nguyên nhân gây ô nhiễm cũng như cảnh báo ở các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tôi chưa được nghe cụ thể về cách giải quyết ô nhiễm của thành phố cũng như các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường.

Chị Trần Thanh Thảo

Chị Trần Thanh Thảo (36 tuổi, tạm trú tại Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm) thẳng thắn bày tỏ: “Không thể đưa ra khuyến cáo người dân ở nhà được, bởi công việc vẫn phải diễn ra, người dân vẫn phải bắt buộc ra đường, trẻ nhỏ vẫn phải đến lớp. Tôi nghe quá nhiều về nguyên nhân gây ô nhiễm cũng như cảnh báo ở các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tôi chưa được nghe cụ thể về cách giải quyết ô nhiễm của thành phố cũng như các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường”.

Cũng theo chị Thảo: “Có lẽ không chỉ riêng tôi mà chắc chắn, hơn 8 triệu người dân cũng ít nhiều thất vọng vì mòn mỏi được lắng nghe phương án giải quyết ô nhiễm của Hà Nội. Tôi cho rằng, Hà Nội không thể chờ đợi những “cơn mưa vàng” để mong giảm ô nhiễm, mà cần bắt tay vào thực hiện giải pháp trước mắt có thể thấy luôn tác dụng là tăng cường bơm rửa đường, kiểm tra nghiêm ngặt các hoạt động xây dựng, hạn chế cắt tỉa cây xanh, nghiêm cấm sử dụng bếp than tổ ong và đốt rơm rạ… chắc chắn người Thủ đô hoàn toàn ủng hộ”.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 5

Trước vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí bằng cách chờ những “cơn mưa” hay những đợt gió mùa thổi về, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường cho rằng, việc giải quyết ô nhiễm bằng cách chờ vào “ông trời” thể hiện sự bất lực của chúng ta. “Khí hậu là thứ chúng ta không thể tác động được, nên phải nhìn vào những nguyên nhân khác để tìm giải pháp giảm thiểu”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nói.

Hiện nay, để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí trên địa bàn. Đặc biệt, thành phố xác định lộ trình hỗ trợ người dân loại bỏ bếp than tổ ong đến hết năm 2020 và từ năm 2021 sẽ áp dụng hình thức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sử dụng than tổ ong.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 6

Cùng với đó, thành phố triển khai chiến dịch “Cánh đồng không đốt rơm rạ” nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng này vào năm 2020. Theo đó, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền để người dân ký cam kết không đốt rơm rạ, sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Tuy nhiên, tình trạng đốt rơm rạ vẫn xảy ra, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Các bộ, ban, ngành cũng nên khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xăng sinh học cho những phương tiện cá nhân; tắt máy xe khi dừng đèn đỏ; nhắc nhở các phương tiện giao thông hoặc công trình xây dựng phát thải nhiều khói bụi nhưng không che chắn kỹ; tăng diện tích trồng cây xanh; sử dụng máy lọc không khí ở những nơi nồng độ bụi cao; thiết lập hệ thống mưa nhân tạo… để khắc phục diễn biến ngày càng xấu của chất lượng không khí.

Có thể thấy, những chủ trương này mặc dù nhận được sự đồng thuận của người dân nhưng dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 7
Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 8

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), ô nhiễm khói bụi hiện được xem là mối nguy hại lớn đến sức khỏe con người khi nó tác động trực tiếp đến đường hô hấp, tai mũi họng, da và tác động gián tiếp đến tim mạch. Nó tác động đến hệ hô hấp, lên da và ngấm ngầm đe dọa tính mạng con người. Cụ thể:

Tác động đối với đường hô hấp

Bình thường, với lượng bụi trong giới hạn cho phép, biểu mô đường hô hấp là biểu mô hình trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết đồng thời có hệ thống thảm nhầy trên bề mặt chứa các tế bào đại thực bào có nhiệm vụ bắt giữ bụi bẩn và tạo thành rử mũi. Khi bụi vượt quá ngưỡng cho phép, cơ chế bảo vệ không còn đủ khả năng làm sạch không khí nữa, lúc này, các tác nhân trong khói bụi hít vào đường thở sẽ kích thích và gây bệnh.

Tai mũi họng

Những người sẵn có cơ địa dị ứng rất dễ xuất hiện viêm mũi họng dị ứng như hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi thường xuyên; ngứa họng, ho kèm theo đờm trong hoặc đặc; khàn tiếng, nói khó; đau rát họng nhất là khi đi ra nơi nhiều bụi.

Đường hô hấp dưới: khí, phế quản, phế nang, nhất là những người sẵn có bệnh lý hô hấp mạn tính (tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn…) sẽ có cảm giác ngực mình nặng hơn, xuất hiện ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm vàng xanh.

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 9

Tác động lên da

Da là cơ quan có bề mặt lớn nhất trong cơ thể, đây cũng chính là bộ phận có khả năng tự đào thải độc tố hiệu quả. Cơ chế đào thải độc tố của cơ quan này là thông qua việc “đổ mồ hôi” khi lỗ chân lông mở và thoát những “giọt” lấm tấm trên da mang theo những chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Khi quá nhiều bụi, lớp biểu bì phủ trên cùng của da không đủ thời gian tạo mới sau khi bị bụi bít lấp toàn bộ các lỗ chân lông, không còn khả năng cho các tuyến mồ hôi thực hiện chức năng thải độc.

Ngoài ra, bụi bám trên da cũng có thể gây tình trạng dị ứng da ở những người có cơ địa dị ứng, có thể biểu hiện dưới dạng ban đỏ từng nốt hoặc từng mảng da bị bong tróc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi là yếu tố gián tiếp gây ra các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, viêm thành mạch dị ứng...

Mọi người lưu ý khi ra đường cần phải đeo khẩu trang đúng cách, đúng loại; tăng cường uống nước, khoảng 2,5 lít/ngày; hạn chế hút thuốc đặc biệt hút trong nhà; đóng cửa khi nhiều khói bụi...
PGS.TS Đào
 

Trong điều kiện không khí ô nhiễm, PGS.TS Đào lưu ý, mọi người khi ra đường cần phải đeo khẩu trang đúng cách, đúng loại; tăng cường uống nước, khoảng 2,5 lít/ngày; hạn chế hút thuốc đặc biệt hút trong nhà; đóng cửa khi nhiều khói bụi...

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường khả năng giải độc của da bằng cách tích cực vận động, tập thể dục để làm thoát mồ hôi nhiều hơn; tắm hơi, tắm với nước muối magie sunphat loãng cũng là những cách hữu hiệu để có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả và bài tiết chất thải cơ thể ra bên ngoài; làm sạch da bằng cách tắm nước ấm và hạn chế sử dụng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.

Ngoài ra, người dân phải thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ; chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch  như bếp điện, bếp từ để đun nấu...

Hà Nội những ngày hứng 'bão bụi' ảnh 10
TIN LIÊN QUAN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.