Hà Nội xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Chiều 5/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do về kết quả triển khai các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT và UBND TP. Hà Nội về hợp tác phát triển TT&TT, đề xuất các nội dung cần thúc đẩy triển khai trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
TP. Hà Nội và Bộ TT&TT tiến hành ký kết Biên bản hợp tác năm 2020, 2021 và định hướng các năm tiếp theo. Ảnh: Gia Huy
TP. Hà Nội và Bộ TT&TT tiến hành ký kết Biên bản hợp tác năm 2020, 2021 và định hướng các năm tiếp theo. Ảnh: Gia Huy

Đi đầu tích hợp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc phát triển khoa học công nghệ luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với Thủ đô Hà Nội. Trong quá trình phát triển, Hà Nội đều đặt mục tiêu theo từng giai đoạn: Từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn phát triển giai đoạn 2030-2045. Cũng theo Bí thư Hà Nội, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh là vấn đề Hà Nội đang tập trung phát triển. Đặc biệt trong diễn biến dịch COVID-19 vừa qua cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ công trực tuyến.

Thông qua buổi làm việc hôm nay, Hà Nội mong muốn với sự hỗ trợ của Bộ TT&TT để xác định được quan điểm dài hạn hơn trong lĩnh vực phát triển thông tin, truyền thông, phát triển công nghệ số, tạo ra những cơ hội để các bộ, ngành, các đối tác quan tâm hơn nữa tới sự phát triển của Thủ đô.

Đánh giá về kết quả triển khai các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác phát triển TT&TT cho thấy hai bên đã tích cực phối hợp trên nhiều lĩnh vực. Hà Nội đã tập trung triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng viễn thông theo xu hướng công nghệ mới, hiện đại là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác triển khai ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử của Thành phố được tập trung chỉ đạo, triển khai. Thành phố đã phát triển cơ sở hạ tầng CNTT từ Thành phố đến cấp huyện và cấp xã phục vụ yêu cầu giải quyết công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho công dân và doanh nghiệp. Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 1.501/1659 thủ tục hành chính, đạt 91%.

Hà Nội là một trong 3 tỉnh, thành đầu tiên trong cả nước đi đầu triển khai tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành tích hợp 88 dịch vụ công trực tuyến (dự kiến đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành tích hợp 261 dịch vụ công trực tuyến).

Trong ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT phối hợp, hướng dẫn triển khai Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam - phiên bản 2.0 và xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội. Phối hợp xây dựng, triển khai Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh thành phố Hà Nội theo Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh Việt Nam.

Hà Nội đề nghị Bộ TT&TT cử các chuyên gia giỏi hỗ trợ thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng các kế hoạch, đề án về Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh. Tổ chức triển lãm quốc tế về công nghệ số định kỳ 2 năm/lần để giới thiệu, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ số đến từ các nước trên thế giới. Hỗ trợ Hà Nội đánh giá kết quả triển khai hạ tầng công nghệ thông tin và các hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung của Thành phố.

Lập kế hoạch phát triển hạ tầng số, đi đầu về 5G

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị TP. Hà Nội coi mạng lưới bưu chính viễn thông là một loại hạ tầng, điều này có thể tạo ra nhiều việc làm cho Hà Nội. Về viễn thông, bao gồm hạ tầng viễn thông thế hệ mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đây là hạ tầng quan trọng nhất của kinh tế xã-hội. Để phát triển, Hà Nội cần chú trọng vấn đề này bởi thời gian gầy đây lĩnh vực này chưa được chú trọng đầu tư, trong khi doanh nghiệp rất cần sự dẫn dắt của Thành phố trong xây dựng hạ tầng.

Bộ TT&TT mong muốn từ năm 2020, Sở TT&TT Hà Nội lập kế hoạch xây dựng phát triển hạ tầng số, từ đó kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.

Bên cạnh đó, Hà Nội nên đặt mục tiêu đi đầu về đầu tư 5G với mục tiêu tương đương với các thủ đô phát triển về 5G. Trước mắt để Hà Nội kêu gọi làn sóng đầu tư mới thì hạ tầng khu công nghiệp cần đi đầu về 5G. Đối với ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Hà Nội cần đặt mục tiêu 100% dịch vụ công thực hiện mức độ 4 ở năm 2021.

Bên cạnh đó Hà Nội cần có chiến lược chuyển đổi số và Bộ TT&TT sẽ tích cực phối hợp với Thành phố trong vấn đề này, đồng thời hỗ trợ các cơ quan báo chí của Hà Nội chuyển đổi về nền tảng số.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước, dân số cố định và cơ động khoảng trên 10 triệu người, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, trung tâm lớn về khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, là động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Theo ông Vương Đình Huệ, 6 lĩnh vực quản lý về thông tin và truyền thông của Bộ TT&TT đặc biệt quan trọng với Hà Nội. Trong thời gian qua hai bên đã có sự phối hợp, ký kết biên bản hợp tác để nâng cao hiệu quả công tác thông tin và truyền thông.

Cũng theo Bí thư Hà Nội, nhu cầu của Thủ đô về phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông rất lớn, tuy nhiên sự phát triển trong lĩnh vực này còn chưa tương xứng, Hà Nội cần cố gắng rất nhiều để đẩy mạnh phát triển. Qua các ý kiến tại buổi làm việc Hà Nội có thể xác định những quan điểm để thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số, xây dựng đô thị thông minh, thực hiện chuyển đổi số.

Để thực hiện những mục tiêu này, Hà Nội cần đặt chiến lược chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực và xác định chi phí. Theo Bí thư Hà Nội mục tiêu này rất cao và Thành phố xác định sẽ dành nguồn lực cao để tạo dư địa cho phát triển. Chính vì vậy Hà Nội mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ để xây dựng chiến lược chuyển đổi số để năm 2026 Hà Nội trở thành trung tâm về an toàn, an ninh mạng, trung tâm nhân tạo lớn của cả nước và mục tiêu là của cả khu vực.

Theo Chính phủ
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).
Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế
Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Trung Quốc có sách lược thương mại mới để ứng phó với chính quyền Trump 2.0
Trung Quốc có sách lược thương mại mới để ứng phó với chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) - Trước nguy cơ căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, Bắc Kinh đã phát triển một chiến lược toàn diện và quyết liệt để ứng phó với các chính sách cứng rắn của chính quyền Trump 2.0. Với các công cụ pháp lý như "danh sách thực thể không đáng tin cậy" và khả năng kiểm soát nguồn cung đất hiếm, Trung Quốc đang phát đi thông điệp mạnh mẽ về sự sẵn sàng đối đầu.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo
(Ngày Nay) - Sáng 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
(Ngày Nay) -  Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
(Ngày Nay) -  Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ tác động khác nhau đến thị trường việc làm địa phương ở các nước thành viên, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập và năng suất giữa thành thị và nông thôn hiện nay, cũng như khoảng cách số giữa các khu vực.
Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp quá tải số lượng vệ tinh và rác vũ trụ
Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp quá tải số lượng vệ tinh và rác vũ trụ
(Ngày Nay) -  Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp đang trở nên quá tải và tiềm ẩn nguy cơ va chạm cao với sự gia tăng nhanh chóng của vệ tinh và rác vũ trụ. Chính vì vậy, các chuyên gia trong ngành kêu gọi các quốc gia và các tập đoàn vũ trụ hợp tác và chia sẻ dữ liệu cần thiết để quản lý khu vực không gian dễ tiếp cận nhất này.