Hai sếp ngân hàng MHB cùng ‘bộ sậu’ bị điều tra hành vi gì?

Chủ tịch và thành viên HĐTV cùng 4 phó, trưởng phòng các bộ phận ngân hàng MHB, công ty chứng khoán MHBS bị cơ quan điều tra khởi tố bị can điều tra vì hành vi tư túi và thiệt hại tài sản Nhà nước.
Hai sếp ngân hàng MHB cùng ‘bộ sậu’ bị điều tra hành vi gì?

Nguồn tin của Người Đưa Tin cho biết, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Công ty cổ phần chứng khoán của ngân hàng này (MHBS) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra về tội phạm tham nhũng (C48) đã thực hiện quyết định khởi tố bị can để điều tra. Trong số bị can này có hai sếp lãnh đạo của MHB là ông Huỳnh Nam Dũng - Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) và ông Nguyễn Phước Hòa – thành viên HĐTV.

Hai sếp ngân hàng MHB cùng ‘bộ sậu’ bị điều tra hành vi gì? ảnh 1

Ông Huỳnh Nam Dũng

Sự kiện được xem là nghiêm trọng và đặc biệt được C48 thực hiện lệnh khởi tố từ ngày 16/1. Song, hai tuần sau đó, Ngân hàng thương mại Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV, Mã chứng khoán: BID) mới ra thông báo đình chỉ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa.

Thông tin vụ bắt giữ nhóm cán bộ chủ chốt nói trên của C48 cũng được phía đại diện BIDV xác nhận với Người Đưa Tin. Theo đó, BIDV cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo từ cơ quan điều tra, BIDV đã chủ động công bố thông tin. Cụ thể, ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa bị đình chỉ chức vụ để phục vụ điều tra các sai phạm của cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động của MHB, MHBS trước khi sáp nhập vào BIDV. Phía BIDV khẳng định những sai phạm trên hoàn toàn không liên quan đến bất kỳ hoạt động nào tại ngân hàng và từ khi MHB sát nhập vào BIDV theo chỉ đạo của Chính phủ, tháng 5/2015, BIDV vẫn chưa cử cán bộ chủ chốt nào từ bên họ sang lãnh đạo ngân hàng MHB.

Hai sếp ngân hàng MHB cùng ‘bộ sậu’ bị điều tra hành vi gì? ảnh 2

Từ phải sang: Ông Nguyễn Phước Hòa, ông Huỳnh Nam Dũng, trong buổi ký kết với BIDV chính thức đưa MHB sát nhập BIDV theo chỉ đạo tái cơ cấu của Chính phủ.

Phí BIDV cho biết, việc kinh doanh không hiệu quả của MHB trong thời gian vừa qua cũng chính lý do để ngân hàng này nằm trong danh sách các ngân hàng phải thực hiện cơ cấu lại theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chủ trương của NHNN, khi MHB sáp nhập vào BIDV, ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa được điều động tham gia thành viên HĐQT BIDV và được phân công chuyên trách giải quyết tiếp những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động của MHB trước khi sáp nhập vào BIDV

Nguồn tin mà Người Đưa Tin có được cho thấy, những sai phạm của hai sếp MHB cùng các Phó, Trưởng phòng các bộ phận nghiệp vụ ngân hàng này là có hệ thống liên quan đến việc tư túi và gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

MHB được thành lập năm 1997, đến tháng 5/2015 thì sáp nhập vào BIDV theo chủ trương tái cơ cấu. Khi đó, MHB có vốn điều lệ 3.400 tỷ đồng, tổng tài sản gần 45.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập, ông Dũng và ông Hoà giữ chức thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của BIDV.

"Trong thời gian là thành viên HĐQT BIDV, ông Dũng và ông Hòa không tham gia chỉ đạo, quản trị hoạt động của BIDV mà được phân công chuyên trách để tập trung giải quyết tiếp những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động của MHB trước khi sáp nhập”, phía BIDV nhấn mạnh.

Hồ sơ lưu cho thấy, ông Huỳnh Nam Dũng (SN 1956, quê ở Vĩnh Long) là một trong những người đầu tiên tham gia vào quá trình thành lập MHB với tư cách thành viên Ban trù bị. Sau khi MHB được thành lập vào năm 1997, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tổng Giám đốc.

Trước khi chuyển công tác về MHB, ông từng làm việc tại VPCP và trải qua nhiều công việc khác nhau như thành viên nhóm tư vấn về đầu tư, thành viên nhóm chuyên gia tài chính, ngân hàng, thành viên nhóm nghiên cứu về đổi mới kinh tế xã hội và cải cách hành chính. Ngoài ra, ông có mười năm công tác ở cơ quan ngoại giao.

Thực tế, ông Dũng là người giỏi khi nhận học bổng Fulbright tại Đại học lllinois (Mỹ) và được đào tạo lấy hai bằng Thạc sĩ về Kinh tế và Tài chính (1993-1995). Tháng 6/2011 Ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV MHB.

Còn ông Nguyễn Phước Hòa (SN 1956), trước khi chuyển công tác về MHB, ông đã tham gia nhiều công việc khác nhau như Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tây Ninh (năm 1986) và Giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Tây Ninh (năm 1991). Từ 1994 đến tháng 9/2000, ông làm Giám đốc Sở Giao dịch II Agribank.

Tháng 10/2000,ông Hòa chính thức tham gia vào HĐTV MHB với chức vụ là Ủy viên. Năm 2010, ông Hòa được bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc MHB. Tháng 6/2011, ông giữ chức thành viên HĐTV ngân hàng này.

Có một điều đáng lưu ý, trong thời gian đương nhiệm chức vụ CEO của MHB, tháng 2/2004, ông Hòa đã bị hai thanh niên lạ mặt đi trên xe gắn máy canh trước hẽm tại nhà riêng (quận 6) sử dụng axít pha nhớt tạt vào ông. Hồ sơ lưu tại bệnh viện Chợ Rẫy được xác định, ông bị bị tạt axít từ phía bên trái nên phần ngực và lưng bên trái bị tổn thương, khi nằm rất khó khăn. Ông Hòa buộc phải nằm cách ly điều trị với mức độ phỏng độ II-III vùng mặt, cổ, ngực, bụng... với diện tích phỏng khỏang 25 %.

Nghiêm trọng hơn là kết mạc hai mắt của ông Hòa cũng bị phỏng do a xít văng trúng, nhưng mắt vẫn nhìn được và thị lực có giảm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ án này

Khôi Nguyên

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1669/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
(Ngày Nay) - Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục đổi mới công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng
(Ngày Nay) - Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân.
Linh cữu Đại tướng Nguyễn Quyết được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.
Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
(Ngày Nay) - Sáng 27/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.