K-pop - 'sức mạnh mềm' của Hàn Quốc - được xem như phương pháp chữa lành trong đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi phần lớn ngành văn hóa-sáng tạo đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, K-pop - dòng nhạc có nguồn gốc từ Hàn Quốc - vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành hiện tượng toàn cầu.
 Hàn Quốc thông báo dành 696,1 tỷ won (584,8 triệu USD) trong ngân sách năm 2021 để quảng bá "Làn sóng Hàn Quốc", trong đó 29 tỷ won dành để giúp các ban nhạc K-pop biểu diễn trực tuyến. (Ảnh: Lotte Duty Free)
Hàn Quốc thông báo dành 696,1 tỷ won (584,8 triệu USD) trong ngân sách năm 2021 để quảng bá "Làn sóng Hàn Quốc", trong đó 29 tỷ won dành để giúp các ban nhạc K-pop biểu diễn trực tuyến. (Ảnh: Lotte Duty Free)

"Dynamite", bài hát đầu tiên của BTS được hát hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã là một hit lớn từ khi được phát hành vào tháng 8/2020, ước tính đã đóng góp hơn 1,4 tỷ đô la cho nền kinh tế Hàn Quốc. Video âm nhạc đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó của YouTube - với tổng cộng 101,1 triệu lượt xem chỉ trong 24 giờ sau khi phát hành. Đến tháng 5/2021, ca khúc bằng tiếng Anh thứ 2 của nhóm nhạc, 'Butter' đã thu về khoảng 108,2 triệu lượt xem trong 24 giờ. Con số ấn tượng giúp sản phẩm âm nhạc mới của BTS giành thêm hai kỷ lục Guinness khác là Video âm nhạc có lượt xem cao nhất trên YouTube trong 24 giờ và Video âm nhạc của nhóm nhạc K-pop có lượt xem cao nhất trên YouTube trong 24 giờ.

K-pop - 'sức mạnh mềm' của Hàn Quốc - được xem như phương pháp chữa lành trong đại dịch ảnh 1

BTS trên trang bìa Tạp chí Esquire. (Ảnh: Esquire)

K-pop, được cho là "sức mạnh mềm", nền xuất khẩu văn hóa thành công nhất của Hàn Quốc, hầu như không bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Có thể đo lường bằng mức độ phổ biến của các buổi hòa nhạc trực tuyến đã tăng đều đặn trong thời gian qua. Ví dụ, "KCON: TACT 2020", một buổi hòa nhạc trực tuyến kéo dài một tuần vào tháng 6/2020, đã thu hút hơn bốn triệu người xem. Hay buổi hòa nhạc 2 ngày 13 và 14/6 "BTS 2021 Muster SoWooZoo" ước tính đã thu về 1,33 triệu người xem trả phí và 1.600 tỷ đồng.

Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc cho biết gần 40% khán giả của các sự kiện trực tuyến này sẵn sàng mua vé lần nữa. Nhìn thấy tiềm năng đóng góp kinh tế của các buổi hòa nhạc K-pop trực tuyến, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc thông báo dành 696,1 tỷ won (584,8 triệu USD) trong ngân sách năm 2021 để quảng bá "Làn sóng Hàn Quốc", trong đó 29 tỷ won dành để giúp các ban nhạc K-pop biểu diễn trực tuyến. Mức ngân sách được ghi nhận tăng 42,7% so với mức tương ứng của năm 2020.

Kết nối giới trẻ

Trong khoảng thời gian áp đặt những hạn chế đi lại để tránh lây lan đại dịch, không được đi lại và hoạt động tự do, giới trẻ dành nhiều thời gian hơn cho máy tính và thiết bị di động. Với nhiều nơi, đây cũng là cách duy nhất để tiếp cận văn hóa và thông tin.

Trong một cuộc khảo sát của cơ quan tư vấn 20s Lab về việc sử dụng phương tiện truyền thông của Thế hệ Z, 88,4% người được hỏi chỉ ra rằng mức dùng của họ đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch. YouTube, trình phát trực tuyến và các chương trình truyền hình là một trong những loại nội dung phổ biến nhất mà những người trẻ Hàn Quốc yêu thích.

Siêu kết nối (hyper connection): thuật ngữ ám chỉ việc liên tục kết nối với mạng Internet, người dùng cảm thấy cần thiết phải kết nối với internet và cho rằng mạng xã hội hấp dẫn hơn hút thuốc lá, uống rượu hay quan hệ tình dục.

Tại một trong những quốc gia có nhiều kết nối nhất thế giới - với tỷ lệ sử dụng Internet hơn 90% vào năm 2018 - không có gì ngạc nhiên khi gần 87% thanh niên từ 20 đến 29 tuổi được ghi nhận là 'siêu kết nối' và nghiện mạng xã hội, theo một nghiên cứu năm 2019 của Statista, một nền tảng dữ liệu kinh doanh toàn cầu.

Gần một phần tư thanh niên được khảo sát trong một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm 20s vào tháng 10/2020 được phân loại là "người dùng nặng" - họ sử dụng mạng xã hội hơn ba giờ mỗi ngày. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng mỗi nền tảng được sử dụng cho một mục đích khác nhau: Instagram, để cập nhật từ bạn bè và mở rộng sở thích cá nhân; Facebook, để tìm kiếm thông tin hữu ích hoặc chia sẻ nội dung thú vị và Twitter, để bày tỏ cảm xúc hoặc suy nghĩ trong suốt cả ngày.

Bà Minjeong Kang, một giáo sư tại Cao đẳng Mỹ thuật, Đại học Hongik, Seoul, nói rằng Gen Z “muốn được kết nối mọi lúc và thể hiện niềm tin của mình” trên mạng xã hội. Một đặc điểm nổi bật khác là người xem trẻ tuổi ngày nay thích các video ngắn tập trung vào thực tế - trái ngược với các thế hệ cũ thích nội dung dài hơn, chủ yếu là hư cấu. Trong nghiên cứu của mình, bà Kang nhận thấy rằng hơn 80% dân số Thế hệ Z của đất nước này sử dụng YouTube làm nguồn thông tin chính của mình.

Biện pháp giúp vượt qua "Coronavirus blues"

K-pop thậm chí còn có tác động có lợi đến trạng thái tâm lý của giới trẻ Hàn Quốc và những người trẻ yêu thích Kpop trên toàn thế giới. Nhiều người nói rằng những món ăn tinh thần đến từ Hàn Quốc đã giúp họ ứng phó với Coronavirus blues - một thuật ngữ mô tả sự lo lắng do đại dịch.

Ngành công nghiệp đã thích nghi để đáp ứng với sự phổ biến của các chương trình âm nhạc và định dạng ngắn. Nội dung liên quan đến K-pop đã giúp các kênh như Dingo Music trên YouTube thu hút hơn 2,7 triệu người đăng ký. Ra mắt vào năm 2015, kênh hướng đến thế hệ 18-24, với sự góp mặt của nhiều thần tượng và nghệ sĩ thịnh hành nhất trong nước. Trước khi sử dụng YouTube làm nền tảng chính, công ty đã bắt đầu hoạt động trên Facebook và chuyên về “snack videos” - các đoạn clip dài một phút, những phần nội dung có thời lượng vừa phải với tốc độ chỉnh sửa nhanh. Jay Yeon, một cựu sản xuất của Dingo Music, giải thích rằng định dạng này hướng đánh đúng vào xu hướng chú ý của giới trẻ. Anh cho rằng một phần thành công của công ty là do khả năng thích ứng nhanh với các nền tảng truyền thông xã hội thịnh hành.

K-pop - 'sức mạnh mềm' của Hàn Quốc - được xem như phương pháp chữa lành trong đại dịch ảnh 2

Facebook chính thức của Dingo K-POP có hình thức bắt mắt phù hợp với thị hiếu giới trẻ.

K-pop cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các trang web phát nhạc trả phí như Melon, ứng dụng phát trực tuyến âm nhạc phổ biến nhất của quốc gia trong giới trẻ, tiếp theo là YouTube Premium. 20s Lab lưu ý rằng giới trẻ Hàn Quốc nghe nhạc trung bình 137 phút mỗi ngày.

Tận dụng sự phổ biến của dòng nhạc này trong thế hệ trẻ, các mạng xã hội mới đã xuất hiện - như Clubhouse, một ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng tập trung trong các phòng trò chuyện âm thanh để thảo luận về nhiều chủ đề đa dạng.

K-pop - 'sức mạnh mềm' của Hàn Quốc - được xem như phương pháp chữa lành trong đại dịch ảnh 3

(Ảnh: Wired)

Những xu hướng tiêu dùng văn hóa mới này không bắt đầu từ trong thời kỳ khủng hoảng y tế toàn cầu, nhưng đại dịch và sự thành công rực rỡ của các nhóm nhạc K-pop đã khuếch đại và tạo đà phát triển cho chúng, càng làm củng cố thêm vị thế của "sức mạnh mềm" từ xứ sở Kim Chi.

Theo UNESCO
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.