Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 1
Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 2
Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 3

Vào tháng 9 năm ngoái, Nic Fearon-Low nhận được một lá thư từ hiệu trưởng trường con gái ông theo học - Coombe Hill Junior ở Kingston upon Thames, nằm ở phía Tây Nam London, đề nghị một khoản đóng góp tự nguyện là 60 bảng cho quỹ học đường trong một năm. Trong đầu ông lấn cấn nhiều thắc mắc

Hai tháng sau, một lá thư khác được ký bởi một số người đứng đầu địa phương, đề nghị đóng góp tiền cho một số quỹ, đồng thời cảnh báo về sự thiếu hụt tài chính nghiêm trọng nếu kế hoạch của Chính phủ không có sự cải thiện, lấy tiền từ một số khu vực, lấy tiền từ lĩnh vực này “đập” cho lĩnh vực khác.

Fearon-Low đã bị kích động, bức xúc cao độ - không phải vì những người đứng đầu chính quyền mà là cuộc khủng hoảng mà người dân sẽ phải đối mặt. “Họ đã phải tìm đến chúng tôi để đáp ứng kinh phí thiết yếu” - Fearon-Low nói. Ông đã gửi một kiến nghị cho Justine Greening, Bộ trưởng Giáo dục, để bày tỏ các mối quan ngại băn khoăn của mình.

Một báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Vương quốc Anh cho thấy, các trường học đang phải đối mặt với việc cắt giảm một khoản trợ cấp bằng 8% kinh phí thực tế vào năm 2019-2020. Họ phải đối mặt với nhiều chi phí gia tăng: đóng góp cao hơn cho bảo hiểm quốc gia, lương hưu của giáo viên, tăng lương cho các giáo viên đang giảng dạy và tiền học nghề… Không có bất cứ khoản ngân sách nào tăng thêm cho những vấn đề này, cũng như không có những khoản bù đắp cho học sinh phù hợp với tình trạng lạm phát. Các trường học buộc phải thực hiện cắt giảm một số khoản tiền cho nhân viên và dịch vụ giáo dục, bao gồm tư vấn.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 4

Không có quy định nào ngăn cấm các trường học “tìm kiếm” các khoản phí tự nguyện từ cha mẹ, dù chỉ là phụ phí cho các chuyến dã ngoại của học sinh hay những khoản cơ bản như sách học, lương giáo viên, miễn là không có mối liên hệ nào giữa đóng góp tự nguyện và việc nhập học.

Mark Clutterbuck - Hiệu trưởng trường THCS Coombe Hill cảm thấy không có lựa chọn nào khác là kêu gọi đóng góp tự nguyện từ phụ huynh. “Tôi thực sự không thích kêu gọi tiền từ phụ huynh, việc này không dễ chịu chút nào, nhưng là bất khả kháng” -  Ông hy vọng phản ứng của cha mẹ sẽ là “thất vọng với Chính phủ quốc gia vì đó là một vấn đề lớn”.

Nhiều trường khác tương tự trường Coombe Hill cũng đang chuyển gánh nặng chi phí giáo dục sang đôi vai của các vị phụ huynh

Trường Ilkley Grammar đã yêu cầu cha mẹ học sinh đóng góp một khoản tiền lên đến 180 bảng mỗi năm.

Cha mẹ học sinh trường tiểu học Hawthorns ở Wokingham cũng nhận được một lá thư yêu cầu hỗ trợ trường. Lá thư có đưa ra những lý do tế nhị như mặc dù trường đã vận động hành lang hội đồng địa phương xin tài trợ, đồng thời cố gắng tiết kiệm tối đa các khoản chi phí cho giáo viên và đội ngũ nhân viên trong trường nhưng nhà trường vẫn phải cố gắng “xoay xở” để cân bằng ngân sách đáp ứng với tốt nhất cho chất lượng học tập ngày càng cao của học sinh”.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 5

Pat Kerton - Hiệu trưởng trường tiểu học Hawthorns nói rằng, nhà trường đã không thể chi trả tiền để cập nhật chương trình học của học sinh. Thư của cô Pat Kerton gửi đến cha mẹ học sinh yêu cầu mỗi học sinh đóng góp một khoản từ 1 - 5 bảng một tháng. Cô cũng cố gắng trấn an phụ huynh rằng họ không nên cảm thấy “chịu áp lực tài chính” hoặc cảm thấy nặng nề nếu họ không thể trả tiền. Theo cô thì không cần hỏi ý kiến các bậc phụ huynh trước khi quyên góp vì các bậc phụ huynh đã thống nhất với nhà trường rằng họ sẵn sàng tự nguyện đóng góp dù điều đó là sai, vì họ đã đóng góp các trách nhiệm trong thuế hàng năm của mình.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 6

Tại trường tiểu học Caversham ở vùng Reading nước Anh, Hiệu trưởng Ruth Perry đã yêu cầu cha mẹ học sinh phải trả 1 bảng mỗi ngày, 190 bảng mỗi năm vì trường bị cắt giảm ngân sách giáo dục. “Thật sự chẳng vui vẻ gì khi phải đưa ra quyết định này” – Perry nói. Còn ở Muswell Hill, phía Bắc London, trường trung học Fortismere cũng chịu hệ lụy ghê gớm với các khoản chi phí tăng không thể tránh khỏi như tăng lương hưu và đóng bảo hiểm quốc gia, tăng lương cùng với kế hoạch chi tiêu ngân sách... “Số liệu chỉ ra cho thấy Fortismere sẽ mất 1,5% ngân sách trong năm học 2018 - 2019 và 3% vào năm 2019 - 2020”. Lá thư quyên tiền từ phụ huynh được gửi vào đầu năm nay, nhà trường yêu cầu mỗi gia đình đóng 25 bảng mỗi học kỳ.

Các trường chuyên (Grammar) ở Anh cũng không ngoại lệ. Trường chuyên Pate’s ở Cheltenham tuyên bố đang phải đối mặt với “những áp lực về tài chính, không còn cách nào khác là quyên tiền từ phụ huynh”. Nhà trường không yêu cầu cha mẹ học sinh trả tiền cho các khoản phụ trội nhưng rõ ràng khoản tiền 125.000 bảng mà nhà trường đang cố gắng “tìm kiếm” từ phụ huynh trong năm học này là để bù đắp cho các khoản phụ trội. Các trường chuyên khác cũng tuyên bố sẽ làm theo trường chuyên Pate’s để cân đối ngân sách.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 7

Joanna Yurky – người đồng sáng lập chương trình Tài trợ công bằng cho các trường học nêu quan điểm: “Chúng tôi hoàn toàn không chỉ trích những người đứng đầu khi quyên tiền từ phụ huynh. Những lời chỉ trích của chúng tôi nhằm vào Chính phủ, người gây ra tình trạng tài chính không bền vững khiến các trường lao đao cân đối ngân sách. Mọi chuyện đang diễn ra ở nhiều trường học, nhưng Chính phủ đang cố giả vờ rằng chuyện đó không xảy ra”.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 8

Một phụ huynh có con ở trường trung học Bracknell đã được yêu cầu trả 15 bảng cho các tài liệu nghệ thuật và 20 bảng cho công nghệ thiết kế. Sau đó, cô được tính thêm tiền cho việc mời các diễn giả mà cô nghĩ đã bao gồm trong khoản thanh toán hoạt động đặc biệt 35 bảng cô đã được yêu cầu trả cho mỗi đứa con của mình. “Tôi nghĩ điều đó không thể chấp nhận được ” - cô nói.

Sir Andrew Carter - Giám đốc điều hành của South Farnham Educational Trust, có trụ sở ở phía Tây Surrey giàu có cho biết, gần đây các trường học cần chi phí khoảng 500 bảng một năm để hoạt động, họ buộc phải tìm kiếm đầu tư tư nhân giúp đỡ tài chính. Nhưng điều này không hề dễ dàng với phụ huynh. Ngay cả trong các khu vực giàu có, một số bậc phụ huynh vẫn phải vật lộn với những khoản thu này. Một phụ huynh ở phía Bắc London cho biết, cô đã được yêu cầu trả 700 bảng cho việc học của con trong năm nay. “Chúng tôi chỉ trả một phần số tiền được yêu cầu, chúng tôi không đủ khả năng về tài chính”.

Một số người đứng đầu trường học vẫn cố gắng không yêu cầu cha mẹ học sinh đóng tiền. John Tomsett - đại diện trường Huntington ở York nói: “Cho đến khi chúng tôi chính thức được tư nhân hoa, tôi sẽ tiếp tục không yêu cầu người nộp thuế đóng góp thêm vào việc giáo dục của con cái của họ”.

Khi gánh nặng giáo dục đè lên vai phụ huynh ảnh 9

Marc Rowland - Giám đốc Chính sách và nghiên cứu tại National Education Trust cảnh báo rằng, việc yêu cầu phụ huynh quyên góp tiền cho nhà trường có thể ngăn cản các gia đình nghèo nộp đơn xin học tại một số trường nhất định. Ông lý giải: “Có những trường yêu cầu phụ huynh phải mua một máy tính bảng hoặc thiết bị công nghệ cho con khi bước vào lớp 7” - ông nói. “Những người yêu cầu phụ huynh đóng góp nên đứng vào vị trí của những gia đình khó khăn để thấu hiểu khó khăn cho họ”.

Khi được hỏi liệu việc xã hội hóa kêu gọi tiền từ phụ huynh học sinh có thể chấp nhận được không đối với thực trạng khủng hoảng tiền mặt tại một số trường học, một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục nước Anh cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng duy trì tiền tài trợ cho mỗi học sinh để đảm bảo lượng học sinh tăng lên, các trường học sẽ nhận được số tiền tài trợ tăng lên”.

Câu trả lời này theo Yurky là đang né tránh vấn đề xã hội hóa đang diễn ra phổ biến. Yurky nói: “Tốt nhất là tất cả các trường học nên được tài trợ đầy đủ để chuyện học hành của trẻ em không bị ảnh hưởng”.

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?