Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Mùa tết năm nay, nhà trà Shanam lần đầu đưa ra thị trường món “đồ cổ uống được” quý giá hơn giá trị của vàng, đó là 500 bánh trà di sản nguyên liệu từ rừng trà Bách Niên 200-600 năm tuổi, được đánh số và có chữ ký trực tiếp của nhà sản xuất, có QR code truy suất nguồn gốc, chứng minh chủ sở hữu của bánh trà.
Bánh trà di sản tạo hình con giáp của năm 2024.
Bánh trà di sản tạo hình con giáp của năm 2024.

“Bánh trà di sản kết tinh những tinh túy mà người làm trà Shanam chắt chiu chọn lọc trên hành trình hơn 20 năm làm trà, càng để lâu càng quý về giá trị và tốt về sức khỏe cho người sử dụng”, ông Phạm Vũ Khánh- người sáng lập thương hiệu trà Shanam khẳng định.

Từ thức trà của thời gian…

Từ hàng ngàn năm nay, phẩm trà ép bánh (trà Phổ Nhĩ) luôn được coi là thức uống quý giá, đắt đỏ nhất trên thế giới, những bánh trà có thâm niên trên 100 năm tuổi được xếp vào hàng cổ vật quý hiếm mà không phải ai cũng có khả năng sở hữu.

Để làm ra một phẩm trà ép bánh, nhà trà phải tuyển chọn nguyên liệu từ trà shan tuyết cổ thụ sinh trưởng và phát triển tự nhiên trên những dãy núi cao, có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Sau đó là công nghệ lên men để đạt được hương vị đặc trưng cũng như độ ngon khác biệt của trà.

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 1

Nguyên liệu trà ép bánh được hái từ các cây chè di sản Việt Nam tuổi đời 200-600 năm tuổi.

Được mệnh danh là thức trà của thời gian, trà bánh để càng lâu vị càng ngon, hương càng nồng đượm, màu càng đẹp, càng quý giá (giá của loại trà này phụ thuộc vào thời gian lưu trữ - năm 2005, giá 500gr trà Phổ Nhĩ Vân Nam từng có giá tới 3 tỷ đồng). Những người chơi trà trên thế giới còn sưu tầm trà bánh, bảo quản trong chum hoặc trưng bày ở nơi thoáng mát, rồi đem ra bán đấu giá.

Là đơn vị tiên phong tham gia vào xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trà shan tuyết cổ thụ: từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm, từ năm 2014, Shanam đã hỗ trợ đồng bào dân tộc xây dựng, bảo tồn vùng trà di sản Việt Nam tại Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) và Sùng Đô (Yên Bái) đồng thời nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm trà ép bánh với kỹ thuật, phong vị thuần Việt gồm hai dòng: trà sống và trà chín. Nguyên liệu tạo nên phẩm trà ép bánh Shanam gồm một tôm hai hoặc ba lá, được tuyển lựa từ các vùng trà Shan cổ thụ trọng điểm ở bốn tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên…

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 2

Trà ép bánh Shanam tự hào không thua kém trà Phổ Nhĩ nổi tiếng trên thế giới.

Phẩm trà ép bánh Shanam từ nhiều năm nay được lựa chọn phục vụ các tiệc trà ngoại giao, được bạn trà trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao. Nhiều nhà sưu tầm trà trong nước và quốc tế mỗi niên vụ đều đặt mua phẩm trà ép bánh Shanam để sưu tầm và đầu tư. Giá các bánh trà cũng tăng đều đặn qua năm, những bánh trà của niên vụ đầu tiên Shanam làm thành công trà bánh, tới nay đã đạt mức tăng giá hơn 50%.

Tại các hội chợ trà quốc tế, phẩm trà ép bánh của Shanam được chú ý không kém các nhà trà Phổ Nhĩ danh tiếng ở Vân Nam. Năm 2022, Shanam được lựa chọn là đối tác cùng Công ty Quốc trà Phổ nhĩ Sunwah hợp tác sản xuất “Bánh chè hữu nghị Việt- Trung” làm từ nguyên liệu chè shan tuyết cổ thụ của Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc).

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 3

Tới bánh trà di sản quý hơn vàng

Thời gian đầu làm trà ép bánh, “dị nhân làng trà” Phạm Vũ Khánh chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, song tới năm 2020 ông nhận thấy rằng thị trường trà ép bánh đã bước sang chu kỳ tăng trưởng mới, trà ép bánh đã vượt lên dẫn đầu thị trường trà tặng với mẫu mã không ngừng được đổi mới, sáng tạo hết sức thú vị.

Đem theo khát vọng và niềm tự hào dân tộc về nguyên liệu trà shan tuyết cổ thụ không thua kém gì các cùng trà nổi tiếng thế giới, Phạm Vũ Khánh cùng các cộng sự liên tục đổi mới mẫu mã bánh trà, năm 2020 đã cho ra mắt thị trường bộ bánh trà có tạo hình độc đáo từ 12 con giáp.

Với thiết kế đường nét, hình khối tối giản, một mặt bánh trà thể hiện thần thái, tính cách từng con giáp, mặt còn lại là đường phân ô, đẹp về mỹ thuật tạo hình, tiện dụng khi dễ dàng tách rời mà không cần dụng cụ chuyên dụng, trà nghệ 12 con giáp được bạn trà nồng nhiệt đón nhận, đáp ứng đủ nhu cầu, từ sử dụng, lưu trữ, sưu tầm, trưng bày, quà biếu…

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 4

Mùa tết 2024, thương hiệu trà Shanam tiếp tục tung ra thị trường bộ bánh trà Di sản Viêt Nam sản xuất số lượng giới hạn 500 bánh, được đánh mã số (số seri riêng) từng bánh trà theo thứ tự từ 1 – 500 và có chữ ký trực tiếp của người sáng lập thương hiệu trà Shanam Phạm Vũ Khánh trên từng bánh trà. Mỗi bánh trà có QR riêng truy suất về website www.shanam.com.vn chứng minh chủ sở hữu, bánh trà có thể sang nhượng và Shanam sẽ chứng thực cho phần sang nhượng này.

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 5
Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 6
Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 7

500 bánh trà Di sản được đánh số, có chữ ký nhà sản xuất và giấy chứng nhận, có thể chuyển nhượng.

Nguyên liệu ép bánh trà Di sản Việt Nam được người dân tộc Mông bản địa tuyển chọn thu hái bằng tay, búp chè 1 tôm 2 lá non từ 100 cây chè shan tuyết đánh số trong hồ sơ Quần thể cây di sản Việt Nam, thuộc xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Những cây chè thân to, tán dày búp to có tuổi đời 200 - 600 năm đáp ứng được các yếu tố: Cây nguyên sản, bản địa, sạch, đậm tính vùng miền, khác biệt hương vị.

Trà đem vào ép bánh được chế biến theo công nghệ cổ truyền giúp nội chất trong trà bao gồm các vitamin, amino acids, polyphenol, enzyme… và vô vàn khoáng chất có trong trà vẫn tiếp tục “sống” (lên men), chuyển hóa tích cực theo thời gian, có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe.

Trà có vị chát dịu, hậu vị sâu, độ ngọt thanh lưu luyến kéo dài sau khi uống. Hương trà thơm dịu, nổi bật thanh tươi của trà xanh hoang dã, thoảng hương các loài phong lan rừng. Nếu để qua năm, hương trà sẽ có hương dịu ngọt mùi quả chín, càng lâu vị càng ngon, hương càng nồng đượm, màu càng đẹp, càng quý.

Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 8
Khi trà thành di sản, được đánh số và quý hơn…vàng ảnh 9

Những bánh trà ép, quả trà cổ được sản xuất trong mây trời Tây Bắc.

Theo các chuyên gia ngành trà, uống trà ép bánh thường xuyên, người dùng có thể giảm cân, tăng sản sinh tế bào miễn dịch trong cơ thể, giảm cholesterol, chống oxy hoá, rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Việc ép trà thành bánh thuận tiện cho việc bảo quản, phù hợp các điều kiện thời tiết khác nhau. Trà được gói trong lớp giấy dó, bảo quản trong chum gốm hoặc trưng bày lên kệ gỗ tại nơi thoáng mát giúp việc lưu thông không khí tốt nhất giúp cho trà thở theo thời gian.

Sở hữu một bánh trà di sản theo từng năm, ngoài ý nghĩa món quà tinh tế chăm lo sức khoẻ còn đem lại may mắn cho người sử dụng. Giá trị bộ bánh trà sẽ lớn dần theo năm tháng thể hiện sự trường tồn vượt thời gian thực sự món quà quý giá cho chủ nhân của bộ sưu tập, là món “đồ cổ uống được” quý giá hơn giá trị của vàng”, bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc bán hàng thương hiệu trà Shanam khẳng định.

Giới chơi trà đánh giá rất cao bộ sưu tập Bánh trà di sản Việt Nam, thậm chí cho rằng đây là một dấu ấn lớn cho thị trường trà cổ thụ ép bánh Việt khi được đánh số, có mã QR truy suất nguồn gốc để có thể đặt chân vào thị trường trà- quà tặng- sưu tầm trị giá nhiều tỷ đô la và đang là xu thế nổi bật trên thị trường trà thế giới.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).