Cách ngành game đang định hình lại tương lai của chương trình khách hàng thân thiết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Hơn 57% doanh nghiệp tại châu Á đang gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng thân thiết. Trước thách thức này, các thương hiệu không ngừng tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để tăng cường mức độ gắn kết với khách hàng. Một trong những hướng đi tiềm năng lại đến từ một lĩnh vực ít ngờ tới nhưng vô cùng mạnh mẽ - ngành game.
Cách ngành game đang định hình lại tương lai của chương trình khách hàng thân thiết

Theo báo cáo InfoBrief của IDC, được thực hiện với sự hỗ trợ từ Mastercard – với tiêu đề Tái định nghĩa phần thưởng: Kế hoạch mới cho ngành khách hàng thân thiết, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với bài toán giữ chân khách hàng trong kỷ nguyên số, khi những mô hình ưu đãi truyền thống ngày càng kém hấp dẫn. Đáng chú ý, báo cáo dự báo rằng đến năm 2027, 30% doanh nghiệp châu Á sẽ chuyển trọng tâm từ cung cấp trải nghiệm sang tối đa hóa giá trị mà họ mang lại cho khách hàng.

Thị trường game toàn cầu đang bùng nổ, dự kiến sẽ đạt 226 tỷ USD vào năm 2025, trong đó châu Á đóng góp hơn một nửa (56%) mức tăng trưởng này. Các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội vàng để tích hợp game vào chương trình khách hàng thân thiết của mình. Cách tiếp cận đột phá này không chỉ giúp thương hiệu tạo sự gắn kết sâu sắc hơn mà còn “chạm” đến niềm đam mê của cộng đồng game thủ đầy nhiệt huyết.

Những hạn chế của mô hình khách hàng thân thiết truyền thống

Các chương trình khách hàng thân thiết truyền thống thường dựa vào các ưu đãi ngắn hạn và hệ thống tích điểm cứng nhắc, khiến khách hàng khó có sự kết nối lâu dài. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày nay mong đợi những phần thưởng được cá nhân hóa, liền mạch và mang tính trải nghiệm—những yếu tố mà ngành game có thể đáp ứng một cách tự nhiên. Báo cáo nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần dịch chuyển từ tư duy tối đa hoá lợi nhuận sang cách tiếp cận linh hoạt, đặt khách hàng làm trung tâm để xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn.

Ông Abhishek Kumar, Phó Giám đốc Nghiên cứu, IDC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhận định: “Ngành công nghiệp game mang đến cơ hội đặc biệt để các doanh nghiệp đổi mới chương trình khách hàng thân thiết và tiếp cận nhóm người dùng có mức độ tương tác cao. Khi áp dụng các phần thưởng theo mô hình game, doanh nghiệp không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn thu hút được nhóm khách hàng mới với mức chi tiêu cao. Việc chuyển đổi từ hệ thống điểm thưởng cứng nhắc sang chiến lược tương tác nhập vai sẽ là chìa khoá giúp thương hiệu xây dựng quan hệ dài lâu và tối ưu tỷ lệ giữ chân khách hàng trong nền kinh tế số ngày nay.”

Khi ngành game tiếp tục mở rộng, các thương hiệu có cơ hội hiếm có để khai thác tiềm năng của thị trường tiền tệ trong game, qua đó giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.

Ông Ajeet Chauhan, Phó Chủ tịch, Sản phẩm và Giải pháp, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Mastercard, cho biết: “Game không còn là một xu hướng nhất thời – mà đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống, kết nối hàng tỷ người trên toàn thế giới. Với lượng người chơi đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi, giới tính và mức thu nhập khác nhau, game mang đến cơ hội cho tất cả mọi người. Khi ngành này tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại châu Á, người chơi lại càng mong muốn có trải nghiệm số tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, Mastercard cam kết mang đến sự kết nối giữa đam mê và giá trị thực tiễn, giúp game thủ nâng tầm trải nghiệm và mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài thế giới ảo”.

Cách ngành game đang định hình lại tương lai của chương trình khách hàng thân thiết ảnh 1

Thị trường game toàn cầu đang bùng nổ, dự kiến sẽ đạt 226 tỷ USD vào năm 2025.

Khai mở tiềm năng của ngành game

Mastercard Gamer Exchange là giải pháp đầu tiên trên thị trường cho phép người dùng chuyển đổi điểm thưởng chưa sử dụng từ dịch vụ ngân hàng, bán lẻ và hàng không thành tín dụng game trên gần 4.000 tựa game phổ biến nhất thế giới. Nền tảng này hỗ trợ việc quy đổi từng phần điểm thưởng nhỏ, giúp khách hàng không cần tích lũy số điểm lớn mới có thể sử dụng, đồng thời mở ra những hướng đi hoàn toàn mới để giữ chân khách hàng trong nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

Bà Kaveri Khullar, Phó Chủ tịch Cấp cao, Tiếp thị Người tiêu dùng & Tài trợ, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Mastercard, chia sẻ: “Mastercard Gamer Exchange ra đời vào năm 2021 nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tài sản số và giá trị thực tế, giúp game thủ linh hoạt sử dụng điểm thưởng, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp khai thác thị trường game đang phát triển mạnh mẽ. Tại Mastercard, chúng tôi luôn hướng đến việc kết nối con người với niềm đam mê của họ dù là thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hay gaming. Mastercard Gamer Exchange, nền tảng đầu tiên trên thế giới cho phép chuyển đổi điểm thưởng thành tín dụng game, được hình thành với tầm nhìn đưa mọi người đến gần hơn với đam mê game bằng cách liên kết chương trình khách hàng thân thiết của các đối tác với cộng đồng game toàn cầu.”

Báo cáo InfoBrief đưa ra ba bước quan trọng giúp doanh nghiệp triển khai chương trình khách hàng thân thiết tích hợp yếu tố game một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí:

Triển khai các sáng kiến nhằm tối đa hóa giá trị cho người dùng: Đơn giản hóa quy trình tham gia chương trình, linh hoạt trong cách quy đổi điểm thưởng để khách hàng có thể sử dụng theo ý muốn.

Phối hợp với các đối tác có kinh nghiệm trong chương trình khách hàng thân thiết và game: Chọn nhà cung cấp có chuyên môn trong việc tích hợp hệ thống game và chương trình khách hàng thân thiết để đảm bảo quản lý hiệu quả điểm thưởng và tiền tệ trong game trên nhiều nền tảng.

Ưu tiên tích hợp liền mạch và bảo mật cao: Lựa chọn giải pháp từ bên thứ ba có API plug-and-play để triển khai nhanh chóng, kết nối liền mạch với hệ thống khách hàng, theo dõi phần thưởng theo thời gian thực và đảm bảo tính ổn định nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời hỗ trợ sự phát triển của thị trường game.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.