Mô hình kinh tế tuần hoàn những năm gần đây đang được biết đến như một mô hình kinh tế của tương lai với nhiều ưu việt so với mô hình kinh tế tuyến tính. Thực hành “kinh tế tuần hoàn” không những giúp cải thiện môi trường mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tại Việt Nam, Vinamilk là doanh nghiệp tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn xuyên suốt trong chuỗi giá trị của mình.
______________
Mô hình kinh tế tuần hoàn là xu thế mới đang diễn ra ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Theo các chuyên gia, mô hình này giúp giảm chi phí điều hành doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh. Việc đổi mới công nghệ, giảm chi phí, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, giảm phát thải CO2, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng, tăng trưởng bền vững, đưa tới cơ hội phát triển toàn cầu trị giá 4.500 tỷ USD vào năm 2030.
Theo ước tính thực tế tại Châu Âu, kinh tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích 600 tỷ Euro mỗi năm, 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính.
Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chính là bước chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đang hướng tới vì mục tiêu Phát triển bền vững. Đó cũng chính là động lực để tăng tốc và chìa khóa vươn đến thịnh vượng.
Là một trong những doanh nghiệp lớn của đất nước, định hướng mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được Vinamilk xác định là chìa khóa để Phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đặt làm chiến lược trọng tâm Vinamilk cùng với ba trụ cột Phát triển bền vững là Con người, Sản phẩm và Thiên nhiên.
“Định hướng kinh tế tuần hoàn sẽ là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk”, CEO Vinamilk Mai Kiều Liên cho biết.
Không chỉ hướng đến những giải pháp nâng tầm ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam về năng suất, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, Vinamilk hướng đến tương lai chăn nuôi bền vững.
Thực thi chiến lược tối đa hóa nguồn phân hữu cơ sử dụng cho đất, thay thế cho hóa chất và phân vô cơ, Vinamilk ứng dụng đa dạng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến. Trong đó, canh tác nông nghiệp theo công nghệ Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích tích cực cho đất đang được triển khai tại nhiều trang trại của Vinamilk như:
Tăng sự phục hồi của đất và năng suất nông nghiệp: bao gồm điều hòa pH, tăng lượng dinh dưỡng, chất hữu cơ và độ ẩm của đất; Giảm biến đổi khí hậu: tác động trực tiếp thông qua việc lưu trữ và ổn định Carbon. Các yếu tố gián tiếp góp phần giảm phát thải bao gồm phân chia chất thải, giảm phát thải khí Metan và Oxit nitơ từ việc phân hủy chất thải và giảm lượng phân bón vô cơ sử dụng.
Hệ thống Năng lượng mặt trời trên mái chuồng bò đã được lắp đặt thử nghiệm và sử dụng tại Trang trại Organic Đà Lạt với công suất thiết kế là 40kWp. Áp dụng công nghệ cao để sử dụng hiệu quả năng lượng: hệ thống điều khiển làm mát tự động, hệ thống đèn led giảm lượng điện tiêu thụ, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi. Đây là bước đầu trong việc triển khai mở rộng dự án năng lượng này trong hệ thống các trang trại.
Hệ thống Biogass biến chất thải thành tài nguyên: Vòng tuần hoàn nông nghiệp xanh của Vinamilk với trọng tâm là công nghệ Biogas đã mang đến lợi ích đáng kể về kinh tế, về năng lượng tái tạo, tái sử dụng và giảm thiểu đáng kể lượng phát thải CO2.
Từ chất thải thành tài nguyên - hệ thống Biogas là điểm sáng đáng ghi nhận trong nỗ lực triển khai kinh tế tuần hoàn tại Vinamilk. Hệ thống đun nước nóng sử dụng Biogas được nghiên cứu và đầu tư thử nghiệm đầu tiên tại Trang trại Tây Ninh. Hiện nay Vinamilk đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống này tại nhiều trang trại của công ty trên cả nước.
Đại điện Vinamilk cho biết mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty đều hướng đến cơ hội ứng dụng kinh tế tuần hoàn trên nguyên tắc đầu tư xanh, khai thác có trách nhiệm, sử dụng hiệu quả và giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng khi thích hợp. Cụ thể, cứ mỗi một tấn sản phẩm được sản xuất thì Vinamilk đã giảm thiểu và tiết kiệm 230.865kg nhựa, 100% nước thải sản xuất được xử lý trước khi ra môi trường (tương đương 3.538.777m3).
Năm 2019, Vinamilk đánh dấu khởi đầu mới của năng lượng xanh với chiến lược đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời. Nghiên cứu thí điểm tại 4 nhà máy miền Trung, Nam bộ có cường độ bức xạ mặt trời lớn và nắng quanh năm và có cơ sở hạ tầng phù hợp đặc tính khí hậu (cường độ bức xạ mặt trời, thời tiết…) và yêu cầu nghiêm ngặt về kết cấu mái.
Hiện 13/13 nhà máy của Vinamilk đều đạt các chứng nhận FSSC 22000, ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001, Kiểm soát năng lượng chuẩn ISO 50001, Kiểm soát môi trường chuẩn ISO 14001. Tại các nhà máy hiện đại của Vinamilk, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng chính trong hoạt động sản xuất. Nhiên liệu Biomass từ vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ được chuyển thành năng lượng lò hơi phục vụ cho sản xuất - thân thiện với môi trường. Năng lượng Biomass chiếm 35% năng lượng sử dụng và tăng dần qua các năm (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng lượng từ Biomass). Khác với nhiêu liệu hóa thạch (than, dầu) sản phẩm sau quá trình đốt nhiên liệu Biomass có thành phần chủ yếu chứa trong tro là Carbon dư, Silica, kim loại dạng vết... Các chất gây ô nhiễm như lưu huỳnh, nitơ tạo ra khí thải SOx và NOx hầu như không đáng kể.
Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống chiếu sáng của các nhà máy Vinamilk là bằng đèn led, giúp tiết kiệm gần 3 tỷ đồng mỗi năm.
Vinamilk cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc giảm thiểu dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” thông qua các hoạt động.
Cụ thể, từ tháng 2/2019, Vinamilk đã giảm lượng bao bì nhựa, giảm lượng muỗng nhựa trong thùng sản phẩm sữa chua ăn, giảm ống hút sử dụng, nghiên cứu bao bì có thể mở và uống trực tiếp, loại bỏ nhãn nhựa bọc trên vỏ chai nước uống tinh khiết. Năm 2020, Công ty tiếp tục đưa vào sử dụng túi tự hủy sinh học và túi môi trường.
COVID-19 được cho là ngang ngửa với một cuộc khủng hoảng kinh tế diễn trên toàn cầu, đang đẩy nhiều doanh nghiệp tới nguy cơ đối mặt với khủng hoảng không kịp chuyển đổi, thích ứng linh hoạt với điều kiện mới của thị trường và tác động tiêu cực từ dịch bệnh bùng phát. Tại nhiều hội nghị quốc tế, cụm từ “kinh tế tuần hoàn” đã được nói đến như một mô hình sẽ giúp các quốc gia và doanh nghiệp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.
Logic khá rõ ràng, đó là khi tận dụng được nguồn lực ở tất cả các khâu theo vòng tuần hoàn, thay vì sử dụng và thải bỏ ra ngoài môi trường thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ được lợi về lâu dài. Lợi ích còn lớn hơn khi trong các tình thế khó khăn biến động, sự chủ động về nguyên liệu, nhiên liệu… trong sản xuất hay sự bền vững của chuỗi giá trị sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững hơn, thậm chí duy trì được tăng trưởng.
Trong quý 2.2020 Vinamilk vẫn đạt được những kết quả kinh doanh tích cực, doanh thu thuần hợp nhất đạt 15.495 tỷ đồng, tăng 9,5% so với quý I/2020 và tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm.
Điều này phần nào cho thấy sự theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và kinh doanh đã bắt đầu phát huy tác dụng, giúp các doanh nghiệp như Vinamilk chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, góp phần ổn định thị trường sữa.
Thành công ban đầu của Vinamilk khi thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cũng là minh chứng thực tế, sống động cho thấy mô hình này sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp DN không bị lâm vào tình trạng “bị đứt gãy” mà hướng tới tiến trình phục hồi bền vững ngay sau đại dịch, đồng thời tránh những tác động xấu đến môi trường và khí hậu, từ đó đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Bài: Anh Phương
Thiết kế: Mẫn San