Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa

6 tháng đầu năm, mặc dù dịch bệnh hoành hành, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn trụ vững, thậm chí bứt tốc với kết quả tăng trưởng cao trên thị trường nội địa và từng bước chinh phục thị trường thế giới.
____________
Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 1

Các doanh nghiệp ngành sữa vừa lần lượt công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả khả quan.

Trong đó, Vinamilk - doanh nghiệp dẫn đầu ngành với hơn một nửa thị phần đã bứt tốc ngoạn mục, doanh thu nội địa và xuất khẩu Quý II/2020 ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số so với Quý I. Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm 2020.

Trong đó, doanh thu thuần kinh doanh nội địa Vinamilk đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ 2019.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 2

Riêng mảng xuất khẩu, Quý 1/2020, Vinamilk tiếp tục ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019, lên 1.081 tỷ đồng. Nối tiếp đà tăng trưởng với hợp đồng xuất khẩu đã ký/thực hiện giao hàng trong Quý I và Quý II, Vinamilk đạt 1.370 tỷ đồng doanh thu xuất khẩu trực tiếp quý 2/2020, tăng 26,8% so với quý đầu tiên và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu khiến kinh tế trong nước và thế giới chịu ảnh hưởng nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đóng góp 9% vào tổng doanh thu thuần hợp nhất của công ty.

“Khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1997. Tính đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt hơn 2,2 tỷ USD. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và các nước khác. Tại nhiều thị trường, sản phẩm sữa luôn là mặt hàng cạnh tranh nên bước đầu chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Nhưng Vinamilk sẽ chuẩn bị kỹ để đưa ra những chiến lược tiếp cận phù hợp bằng những sản phẩm thế mạnh của mình để khai thác hiệu quả thị trường”.Ông Mai Hoài Anh, Giám đốc Điều hành Kinh doanh của Vinamilk

Các công ty con, công ty liên kết như GTNFoods và Sữa Mộc Châu của Vinamilk cũng ghi nhận tăng trưởng đột biến trong Quý II/2020. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của GTNfoods tăng 112% lên 88,4 tỷ đồng, lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ đạt 39 tỷ đồng, gấp 6,7 lần cùng kỳ. Mộc Châu Milk đạt 1.369 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 41% so với nửa đầu năm ngoái. So với kế hoạch, 6 tháng đầu năm Công ty đã thực hiện được 67,5% chỉ tiêu năm 2020.

Đây là những tín hiệu lạc quan đáng ghi nhận giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát và đang diễn biến phức tạp, cũng là chỉ dấu cho thấy chiến lược vững chắc của Vinamilk. Mặc dù đang là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành, có nền tảng khá chắc chắn nhưng không vì thế mà Vinamilk chịu dậm chân tại chỗ. Sự ứng biến kịp thời giúp doanh nghiệp này không chỉ tăng trưởng đều đặn mà còn cho thấy “sức bền” xuất phát từ nội tại và thực lực mạnh mẽ để vượt qua những giai đoạn biến động không lường trước như đại dịch.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 3

Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk có lần chia sẻ rằng không thể nói “Covid-19” là khó khăn lớn nhất trong mấy chục năm làm kinh doanh của mình, vì mỗi giai đoạn đều có những thách thức lớn cần vượt qua. Vinamilk năm nay đã sắp bước sang tuổi 45, những thách thức với doanh nghiệp trong suốt quá trình này là không ít. Thực tế cho thấy, Vinamilk hiện đang bước đi vững vàng với phương châm giữ vững thị phần nội địa, mạnh mẽ vươn ra thị trường quốc tế, song song tăng vùng nguyên liệu sữa để tự chủ nguồn cung và phát triển năng lực sản xuất công nghiệp.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 4

Thị trường Trung Quốc là một ví dụ. Cuối tháng 9/2019, Vinamilk chính thức “chào sân” thị trường Trung Quốc, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. “Đây là cột mốc đáng nhớ sau hơn 10 năm chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu để “may đo” một chiến lược phù hợp cho thị trường này. Trung Quốc rất tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh, vì vậy, cần có công tác nghiên cứu thị trường, thăm dò thị hiếu trước khi tung sản phẩm để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất”, đại diện Vinamilk chia sẻ.

Chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực tài chính, năng lực sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu và chiến lược kinh doanh đúng hướng, Vinamilk nhanh chóng tạo được chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt tại thị trường tỷ dân.

Ngày 16/04/2020, Vinamilk hoàn tất các công đoạn sản xuất để xuất khẩu lô sữa đặc Ông Thọ đầu tiên sang Trung Quốc, chỉ sau 2 tháng kể từ ngày được cấp phép xuất khẩu sản phẩm. Đặc biệt đó là thời điểm cả hai nước vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt và giãn cách xã hội. Mới đây nhất, Vinamilk đã có thêm 01 nhà máy được cấp phép xuất khẩu sữa vào Trung Quốc, mở ra thêm những “cánh cửa” mới để khai thác thị trường tỷ dân này.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 5

Cũng trong thời điểm thị trường gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid tác động, Vinamilk vẫn liên tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu nhiều triệu đô, đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế như hợp đồng 20 triệu đô la xuất khẩu sữa bột sang Dubai từ Quý II/2020. Đầu tháng 6/2020 Vinamilk xuất khẩu 85 container sữa đậu nành và trà sữa sang Hàn Quốc trong hợp đồng trị giá 1,2 triệu USD, cạnh tranh trực tiếp với những 'ông lớn' nội địa.

Ngày 15.6.2020, dưới sự ủy quyền của các quốc gia trong Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU), Cơ quan liên bang về giám sát thú y và kiểm dịch động thực vật Nga đã ra thông báo chính thức về việc Vinamilk được phép xuất khẩu các sản phẩm sữa vào lãnh thổ trong EAEU dưới sự giám sát của cơ quan hải quan trong liên minh. Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam được đăng ký thành công vào danh sách các cá nhân, tổ chức được xuất khẩu sữa vào khu vực EAEU.

Những bước tiến này không chỉ có ý nghĩa với Vinamilk mà còn đối với cả ngành sữa Việt Nam nói chung, khi mở ra cách cửa cho sữa Việt tiến vào những thị trường mới đầy tiềm năng.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 6

Bắt đầu xuất khẩu từ năm 1997, đến nay, sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trải dài trên toàn cầu bao gồm các quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như Nhật, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada. Tổng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk đã đạt hơn 2,2 tỷ USD và liên tục khai phá các cơ hội để “tiến công” vào các thị trường mới, tiềm năng.

Cũng với đòn bẩy từ cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ sản xuất, chủ động về vùng nguyên liệu, Vinamilk luôn có tầm nhìn xa và rộng cũng như nghiên cứu kỹ các thị trường mới để "may đo" kế hoạch kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng thị trường.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 7

Đơn cử là chuyến xuất ngoại thành công của sản phẩm sữa tươi Organic Vinamilk. Đưa được sản phẩm cao cấp này lên kệ các siêu thị lớn ở Singapore và được người tiêu dùng đón nhận.  Đây là kết quả của cả một quá trình phát triển dòng sản phẩm Organic của Vinamilk từ năm 2017 khi xây dựng trang trại bò sữa chuẩn Organic Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay tính riêng dòng sản phẩm Organic, Vinamilk đã có 4 loại sản phẩm gồm sữa tươi, sữa bột trẻ em, sữa chua và bột ăn dặm. Lợi thế sở hữu được hệ thống trang trại và nhà máy đạt chuẩn quốc tế giúp Vinamilk có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, đồng thời từng bước mở cánh cửa ra thị trường quốc tế.

Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết Vinamilk theo chiến lược xâm nhập thị trường nước ngoài vững chắc, xác định thế mạnh rồi mới tiến vào. “Tôi nghĩ mình là một mắt xích của chuỗi giá trị. Cứ làm tốt về giá cả, chất lượng và dịch vụ thì trước sau gì cũng chiếm được thị trường xuất khẩu” - bà Mai Kiều Liên chia sẻ thêm.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 8

Bên cạnh đó, nhờ sự chủ động trong chuỗi cung ứng, dự trữ nguyên liệu và những thị trường nào bị đứt gãy chuỗi cung ứng thì Vinamilk có thể chào hàng ngay, vừa đáp ứng được chất lượng tốt vừa cạnh tranh về giá cả.

Với chiến lược đúng đắn, bền vững, dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu của Vinamilk vẫn tăng trưởng tốt, đem lại niềm hứng khởi cho nền kinh tế, những tín hiệu lạc quan cho ngành sữa khi cánh cửa thị trường quốc tế đang ngày càng rộng mở.

Trong bối cảnh nền kinh tế chung đang chịu tác động mạnh vì Covid-19, năm 2020, doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng dương, đạt doanh thu 59.600 tỷ. Vinamilk hiện thuộc Top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới, và đang hướng tới mục tiêu “nâng hạng” lên Top 30.

Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 9
Doanh nghiệp ‘ứng biến’ trong dịch COVID-19 – Nhìn từ Vinamilk, ‘người khổng lồ’ của ngành sữa ảnh 10
TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.