Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 2/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An tại thành phố Dĩ An.
Lễ công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An” tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Lễ công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An” tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 2/2023. Việc tổ chức lễ công bố thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các nghệ nhân và bậc tiền nhân, qua đó tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng về di sản văn hóa, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, khích lệ cộng đồng tự nguyện tham gia bảo vệ di sản.

Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An là lễ hội truyền thống của cộng đồng có quy mô lớn, kéo dài trong 4 ngày với 22 nghi thức cúng tế. Bên cạnh những nghi thức quen thuộc, phổ biến như cúng Tiền hiền, Thỉnh sanh, Túc yết, Đàn cả… có nhiều nghi lễ ít phổ biến như nghi lễ chiêu vong, chiêu u, lễ tế Ngọc Hoàng, lễ đọc kinh cầu an, lễ an vị và các nghi thức cúng Ngũ Hành Nương nương (múa hát bóng rỗi, an vị các Bà)…

Dĩ An là ngôi đình cổ, có giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2019. Hằng năm, tại đình có nhiều lễ cúng, trong đó Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An là một trong những nghi lễ lớn, quan trọng nhất, được tổ chức vào ngày 15 - 16/11 âm lịch, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương biểu dương tinh thần sáng tạo, gìn giữ, bồi đắp và lưu truyền các giá trị di sản văn hóa ở đình Dĩ An qua nhiều thế hệ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương đề nghị tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An nói riêng, di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nói chung.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 8 cá nhân; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Giấy khen 3 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ yên Đình Dĩ An.

Đến nay, tỉnh Bình Dương có 2 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt; 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp, Nghề gốm Bình Dương, Võ lâm Tân Khành Bà Trà, Lễ hội Kỳ yên đình Tân An và Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An.

Bình luận
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
(Ngày Nay) -  Các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những hiện vật cổ đại vượt ra ngoài phạm vi khoa học lịch sử và không phù hợp với khái niệm hiện đại về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một trong những phát hiện bí ẩn đó là các xác ướp Tarim đã được khai quật ở phía tây Trung Quốc, trong số đó có xác ướp của những người gốc châu Âu hoặc Kavkaz.