Lễ hội Phủ Dầy gắn với bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu

Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” của Việt Nam với nghi lễ hát chầu văn-hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu.
Tiết mục văn nghệ khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2019. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)
Tiết mục văn nghệ khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2019. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)

Ngày 7/4 (tức mùng 3/3 Âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Lễ hội Phủ Dầy năm 2019 chính thức khai mạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định nhấn mạnh Lễ hội Phủ Dầy, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Từ khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành điểm đến của du lịch tâm linh đối với du khách trong nước và quốc tế.

Hằng năm, cứ vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn.

Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” của Việt Nam với nghi lễ hát chầu văn-hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu.

Thời gian gần đây, nghi lễ chầu văn, hầu đồng đang bị biến tướng, thương mại hóa làm sai lệch di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Ban tổ chức đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của di sản, đồng thời khuyến cáo hạn chế việc sử dụng nhiều vàng mã và đồ lễ để chia, phát lộc trong lễ hầu đồng.

Ông Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vụ Bản cho biết để ngăn chặn các biến tướng trong mùa lễ hội, Ban tổ chức đã yêu cầu các đền, phủ, chùa trong quần thể di tích khi diễn ra lễ hội tuyệt đối không được tổ chức các hoạt động trái với thuần phong mỹ tục.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng sẽ tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các hoạt động dịch vụ “chặt chém” du khách, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, hướng tới xây dựng môi trường lễ hội lành mạnh để tăng sức hút du khách.

Lễ hội Phủ Dầy sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 7-12/4) với các hoạt động văn hóa truyền thống phong phú như: liên hoan nghệ thuật hát chầu văn, lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh sơn tự, lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương, thi đấu cờ người, xếp chữ, kéo hoa trượng hội../.

Theo TTXVN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.