Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc!

Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 1
Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có những điều chỉnh liên quan đến chương trình tổng thể và môn Lịch sử bậc THPT nhằm bảo đảm yêu cầu của Quốc hội về việc “thiết kế môn Lịch sử THPT có cả phần bắt buộc và lựa chọn”.

Môn Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Bộ GD&ĐT cũng điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn như trước.

Như vậy, học sinh sẽ chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông, môn học này sẽ bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm.

Việc điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản là tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình của Chương trình tổng thể và đặc điểm môn học Lịch sử; Không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành, củng cố kiến thức phổ thông ở giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức cốt lõi qua các chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học...

Đồng thời phải coi trọng kiến thức lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc; Phần lịch sử bắt buộc phải bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự phù hợp, vừa sức đối với tất cả học sinh.

Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 3

Đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội cho hay, đa số các ý kiến đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp THPT thành môn học bắt buộc với những lý do không thể phủ nhận, vì Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Hai là, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Ba là, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Vì vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất với quan điểm của Bộ GD&ĐT về việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với môn học Lịch sử.

Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 4

Môn Lịch sử từ xưa đến nay đã được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; đúng tinh thần Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội; đồng thời bảo đảm mục tiêu “chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử; hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.

Trong một bài viết về giáo dục lịch sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương - tác giả và dịch giả của hơn 70 đầu sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa - cho rằng ý nghĩa của việc học lịch sử còn đến từ những mục tiêu rất khoa học và thực tế. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thông tin hóa, xu thế phổ cập những giá trị phổ quát hiện nay, giáo dục lịch sử Việt Nam cần hướng đến mục tiêu hình thành những công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do. Để trở thành người như vậy, học sinh nhất thiết cần hai trụ cột là nhận thức lịch sử theo hướng khoa học và phẩm chất công dân.

Cùng chung quan điểm nêu trên, TS Vũ Đường Luân, giảng viên môn Lịch sử Việt Nam tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ việc để người học lựa chọn và thực sự thích môn Lịch sử không nhất thiết nằm ở việc biến nó thành môn bắt buộc mà cần tạo ra những cơ chế, cách thức truyền đạt để môn học trở nên sinh động và có sức hút.

“Lịch sử không chỉ giáo dục về các giá trị truyền thống mà còn là một môn khoa học lý giải về xã hội, con người. Chính trong sự lý giải đó, lòng yêu nước được kiến tạo, vun bồi cho người học qua cách hiểu từ vị trí bản thân về nền văn hóa mình đang sống cùng cách ứng xử khoa học khi nhìn nhận các sự kiện, chứ không nhất thiết cần áp đặt giáo dục”, TS Vũ Đường Luân nói.

Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 5
Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 6

Nhìn rộng ra thế giới, môn Lịch sử luôn được xếp ở mức quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông của từng quốc gia. Tại Anh, trong 9 năm đầu của chương trình phổ thông, học sinh buộc phải học các môn chính là Toán, Anh, Khoa học, Ngoại ngữ và Giáo dục công dân, và tùy theo chương trình học của mỗi trường có thể chọn học thêm các môn khác như: Mỹ thuật, Khoa học máy tính, Thể thao, Nhạc kịch,... Lịch sử và Địa lý thuộc các môn trong chương trình tự chọn, nếu học sinh đã đăng ký Địa lý thì không bắt buộc phải học thêm Lịch sử.

Điều này dẫn đến năm 2017, một khảo sát của Forces Network đã cho biết hơn một nửa thanh niên từ 18 - 24 tuổi ở Anh không biết rằng lực lượng quân sự của nước mình đã tham gia Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Nền giáo dục tại Mỹ và Pháp tuy không bắt buộc học sinh phải học Lịch sử nhưng trong chương trình đều xuất hiện những môn học tích hợp lịch sử. Tại Mỹ, trọng tâm chương trình của hai cấp THCS và THPT là Anh văn, Toán, Khoa học, Văn hóa xã hội, Mỹ thuật và Thể dục. Với Pháp, ngoài Pháp văn, Ngoại ngữ, Toán, học sinh được học thêm Khoa học và Nhân văn, Công nghệ và Công dân.

Một số quốc gia như Thụy Điển, Ý, Đức... môn Lịch sử được tách riêng và học sinh phải học Lịch sử từ những năm đầu cấp THCS.

Tại Trung Quốc, đồng thời với việc giảng Lịch sử bắt buộc tại cấp THPT, hai năm trước đây Bộ Giáo dục quốc gia này đã đề xuất học sinh THCS buộc phải học Lịch sử như một môn học bắt buộc. Đề xuất này đi lên từ ý kiến cho rằng một số học sinh Trung Quốc đi theo tư tưởng cấp tiến do thiếu ý thức bản sắc văn hóa. Củng cố kiến thức lịch sử giúp cho giới trẻ giúp được những sai lầm của thế hệ trước, hiểu rõ tình hình phát triển của đất nước.

Với tương đồng về lịch sử phát triển cũng như cấu trúc xã hội với Việt Nam, những phép thử về giảng dạy lịch sử tại Hàn Quốc cũng rất cần được lưu ý. Theo đó, từ năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các môn Khoa học xã hội trong khối phổ thông trở thành môn tự chọn, dẫn đến tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần theo thời gian. Hệ lụy kéo theo chính sách là một thế hệ trẻ không hiểu biết về lịch sử. Kể từ năm 2017, môn Lịch sử chính thức quay trở lại làm môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông Hàn Quốc.

Lịch sử là môn học và thi bắt buộc: Chậm nhưng chắc! ảnh 7

Bài: Thúy Hà

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.