“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 3: Chuỗi nhà thuốc An Khang – Khi lợi nhuận đặt trên sức khoẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng loạt nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động liên tiếp bị xử phạt do hành vi bán thuốc kê đơn, nhưng doanh nghiệp này vẫn "chứng nào tật nấy" tiếp diễn sai phạm.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 3: Chuỗi nhà thuốc An Khang – Khi lợi nhuận đặt trên sức khoẻ

Kinh doanh bất chấp

Chuỗi nhà thuốc An Khang tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được thành lập năm 2002. Đến năm 2018, Thế Giới Di Động tiến hành mua 634.100 cổ phần, tương đương 49% vốn chuỗi Phúc An Khang với giá trị 62 tỷ đồng rồi đổi tên thành nhà thuốc An Khang. Sau quá trình “bành trướng” mở rộng cửa hàng rồi liên tục chìm ngập trong thua lỗ, chuỗi nhà thuốc An Khang bước vào quá trình tái cấu trúc, đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả. Hiện tại, An Khang còn 326 cửa hàng hoạt động.

Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, mục tiêu là mỗi nhà thuốc An Khang phải đạt doanh thu tối thiểu 550 triệu đồng/tháng để hòa vốn. Dường như, chính vì áp lực lợi nhuận này mà chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đang tồn tại kiểu kinh doanh bất chấp?

Ghi nhận của chúng tôi vào ngày 18/11 cho thấy hàng loạt cửa hàng của nhà thuốc An Khang đang bán thuốc kê đơn không cần toa của bác sĩ. Cụ thể, trong vai khách hàng, chúng tôi đến nhà thuốc An Khang tại địa chỉ 369 Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức. Khi hỏi mua thuốc Metronidazol DHG 250 mg, ngay lập tức chúng tôi được bán mà không cần toa thuốc. Tình trạng bán thuốc kê đơn không cần toa cũng diễn ra chóng vánh như vậy khi chúng tôi đến nhà thuốc An Khang tại địa chỉ 622 Kha Vạn Cân, Khu phố 8, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức. Chỉ mất vài phút ở đây, không cần tư vấn gì chúng tôi đã có thể mua một hộp kháng sinh Aticef 500 caps.

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 3: Chuỗi nhà thuốc An Khang – Khi lợi nhuận đặt trên sức khoẻ ảnh 1

Thuốc kháng sinh Aticef 500 caps được nhà thuốc An Khang bán không cần toa cho khách.

Các loại thuốc cần phải kê đơn thường có nhiều tác dụng phụ, có thể gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể; Nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BYT, quy định rất rõ 2 danh mục thuốc được bán tại nhà thuốc gồm thuốc bán phải có đơn của bác sĩ (thuốc kê đơn) và thuốc không cần đơn thuốc (thuốc không kê đơn). Từ năm 2019, Bộ Y tế đã xây dựng và thí điểm vận hành Đề án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát, quản lý đơn thuốc điện tử, nhằm quản lý tình trạng bán thuốc phải có đơn của bác sĩ.

Để phân biệt được đâu là thuốc kê đơn, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BYT quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Cụ thể, tại Điều 15 quy định: Đối với thuốc kê đơn, trên nhãn bao bì phải ký hiệu "Rx" tại góc bên trái của tên thuốc và dòng chữ "Thuốc kê đơn". Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng phải có ký hiệu "Rx" kèm theo dòng chữ "Thuốc này chỉ dùng theo đơn".

Các nhà thuốc An Khang đều đã được cấp Chứng nhận GPP (Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc), người chịu trách nhiệm chuyên môn, người bán lẻ thuốc đều phải là các dược sỹ, được đào tạo bài bản, luôn cập nhật kiến thức pháp luật; Trên nhãn thuốc đều ghi rõ ràng dòng chữ thuốc kê đơn để tiện phân biệt”. Tuy nhiên, tình trạng bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc vẫn diễn ra tràn lan tại các nhà thuốc này. Phải chăng, vì lợi nhuận mà doanh nghiệp cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật?

Không phải xin lỗi là xong!

Hơn một thập kỷ khởi đầu thị trường bán lẻ di động đầu tiên tại Việt Nam, Thế Giới Di Động trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực này với khẩu hiệu bán hàng “Hư gì đổi nấy ngay và luôn”. Nhưng kinh doanh thuốc và các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách hàng không giống như điện thoại, điện máy bởi đó là vấn đề sinh mệnh.

Hồi tháng 9/2022, hệ thống cửa hàng Bách Hoá Xanh của Thế Giới Di Động từng bị báo chí phanh phui về việc Công ty CP Sản xuất thương mại Đông A (TP Thủ Đức, TP.HCM) nhập nấm có xuất xứ từ Trung Quốc về xé bỏ bao bì, gắn mác VietGap rồi phân phối tại hệ thống Bách Hóa Xanh. Trước công luận, đại diện doanh nghiệp Bách Hoá Xanh đã gửi lời xin lỗi tới các khách hàng của Bách Hóa Xanh, đồng thời nhận thấy trách nhiệm và hứa sẽ làm tốt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.

Những tưởng, sau lời xin lỗi của Bách Hoá Xanh thì Thế Giới Di Động sẽ thận trọng hơn khi kinh doanh các mặt hàng phục vụ sức khoẻ khách hàng. Nhưng theo thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP HCM thì chuỗi Nhà thuốc An Khang vẫn liên tiếp bị xử phạt. Năm 2023, địa điểm kinh doanh Công ty Cổ phần Dược phẩm An Khang Pharma - 126 Liên khu 5-6, khu phố 5, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân bị xử phạt 15 triệu đồng vì hành vi bảo quản thuốc không đúng điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Vào đầu năm 2024, Nhà thuốc An Khang (128 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1) bị xử phạt 30 triệu đồng do có hành vi bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 3: Chuỗi nhà thuốc An Khang – Khi lợi nhuận đặt trên sức khoẻ ảnh 2

Chuỗi nhà thuốc An Khang kinh doanh bấp chấp các quy định của pháp luật.

Một báo cáo về tình trạng kháng kháng sinh và các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam năm 2019 cho thấy kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tử vong chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt, tình trạng sử dụng và tiếp cận kháng sinh tại Việt Nam đang trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kháng kháng sinh tăng cao. Trong cộng đồng có tới 60-90% kháng sinh tiêu thụ không được kê đơn; tại bệnh viện có tới 1/3 bệnh nhân dùng kháng sinh không có chỉ định kê đơn.

Ngày 7/9/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4041/QĐ-BYT, phê duyệt đề án: “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” với mục tiêu chính là “Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc, trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; Trọng tâm là kháng sinh, qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý”.

Nghị định 124/2021/NĐ-CP hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì các cơ sở bán lẻ thuốc, bán thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sĩ sẽ bị xử phạt đối với hành vi "bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc" áp dụng đối với các công ty kinh doanh dược có thể lên tới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, chế tài xử phạt có thể chưa đủ răn đe, mức xử phạt còn thấp so với lợi nhuận, vì vậy, một số cơ sở chưa thực sự nghiêm túc tuân thủ.

Để chấn chỉnh tình trạng người bán thuốc tự ý chẩn đoán bệnh thay bác sĩ, bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc tại chuỗi nhà thuốc An Khang, Thanh tra Sở Y tế, cơ quan Nhà nước liên quan cần có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp và đặc biệt cần xử lý mạnh tay đối với các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm trong việc tự ý bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).