Màu hoa vô tội

(Ngày Nay) - Chuyện kể rằng, một trưa mùa hè năm 1958, bị đánh thức bởi tiếng chim sẻ ríu rít cãi nhau, mất giấc ngủ, Mao Trạch Đông đã nổi cáu, phát động - thật ra là ra lệnh - diệt chim sẻ trên toàn quốc. Chiến dịch diệt chim sẻ - đả ma tước vận động - ra đời.

Nhà báo Nguyễn Hồng Lam
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam
Thực tế, chim sẻ chỉ là một trong 4 loài vật bị xem là gây hại, được chính Mao Trạch Đông phát động loại trừ trong 4 năm 1958-1962, gồm chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Trong đó, chuột là loài phá hoại và cùng với ruồi muỗi gây dịch bệnh. Còn chim sẻ, tội của chúng là tranh ăn ngũ cốc, làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp. Chúng bị quy tội là thủ phạm gây ra nạn đói, để khỏa lấp sai lầm trong chủ trương kinh tế kế hoạch kiểu Mao: quốc hữu hóa ruộng đất, tập thể hóa sản xuất nông nghiệp. Muốn thực hiện kế hoạch Đại nhảy vọt trong kinh tế, Mao cho rằng bước đầu tiên là phải... giết sạch chim sẻ, lực lượng ăn cướp lương thực chuyên nghiệp và đông đảo.
Lời lãnh tụ là chân lý, dù có sai lè ra vẫn đúng. Khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu người ta cũng thi nhau gõ nồi niêu xoong chảo inh trời để xua đuổi chim sẻ. Ở nông thôn, hàng đoàn người rủ nhau đi lùng sục tìm bắt chim sẻ để nướng. Tổ chim sẻ bị phá, trứng chim sẻ bị đập vỡ, chim non bị giết, triệt để tru di thập bát tộc để chúng không còn cơ hội sinh sôi.
Hậu quả là khắp nước, chim sẻ biệt bóng, nhà nào cũng toàn nồi vung méo mó. Ở miền Nam Trung Quốc, bao nhiêu chim sẻ thoát được đều bay sang Việt Nam lánh nạn hết, không biết bao giờ mới an bình để được lai hồi cố thổ!
Vào năm 1960, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) đã có báo cáo chứng minh rằng chim sẻ ăn côn trùng nhiều hơn là ăn ngũ cốc, tức ưa phá mồi (dù không nhậu) hơn là ăn cơm, cháo. Trong đó, món mồi khoái khẩu của chúng là châu chấu - loài phá hoại ngũ cốc nhiều nhất. Tại Trung Quốc, trong 3 năm 1959 -1961, vì không còn chim sẻ, đại dịch châu chấu đã bùng phát mạnh, tràn ngập khu vực nông thôn, không thể diệt nỗi.
Mùa màng bị châu chấu phá tan hoang, đẩy quốc gia này vào một giai đoạn đói rã họng, gọi là thời kỳ “Nạn đói lớn”. Hơn 30 triệu người trên toàn quốc Trung Quốc, đa số ở nông thôn, đã chết vì đói. Nông thôn Trung Quốc cá biệt còn có cảnh giết trẻ con, luộc lên để ăn chống đói. Bạn có thể đọc được thảm cảnh ghê rợn này trong nhiều cuốn sách, trong đó có sách của Tân Tử Lăng, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông - ngàn năm công tội” đã từng được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2008.
Không thừa nhận, nhưng thấy rõ sự bốc đồng của mình đã biến thành tội ác, năm 1962, Mao Trạch Đông đã phải chấm dứt chiến dịch diệt chim sẻ, chỉ bằng một câu rất vô trách nhiệm: “Thì quên nó đi!”. Dù sao, sau câu nói đó, chim muông cũng lác đác hồi hương, nạn đói khắp nơi cũng từ từ dịu đi. Khi chưa kịp bổ sung lương thực, nông dân Trung Quốc nhiều nơi đã chọn cách thay chim sẻ ăn châu chấu để chống đói.
Làm sao biết được mùa thu tới
Nếu những tháng hè không đỏ hoa?
Tôi không phải nhà khoa học gì hết, nhưng tôi chắc chắn rằng, đốn hạ các gốc phượng trong sân trường và các nơi khác, tác hại và sự đe dọa sẽ lớn hơn nhiều so với tai nạn hy hữu do cây gãy đổ. Rất nhiều loài cây quen thuộc có thể thành đại thụ, cổ thụ cho bóng mát khác, cũng vẫn bật gốc, vẫn gãy đổ như thường. Xà cừ chẳng hạn. Không lẽ cứ giòn, cứ gãy là đừng trồng, là chặt hết? Xin nhớ cho, để tai nạn xảy ra là do con người cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Đừng đổ tội cho chim muông cây cỏ.
Loại trừ hoa phượng thì có khác gì cưa đốn ký ức học trò? Cũng không thể giăng dây cách ly cây với người để đề phòng. Không gốc cây ngọn cỏ nào đáng tội để phải cách ly với kỷ niệm hôm nay, ký ức mai sau trong lòng con trẻ. Tâm hồn con người không thể bị quản thúc, giam cầm. Cưa bỏ phượng đi, đám học trò con tôi biết ép hoa gì vào trang vở, biết tô màu gì để lưu ký những mùa hè?
Viện dẫn rằng phượng cành giòn, gốc dễ bật, dễ gây tai nạn, cần loại trừ tránh nguy cơ thì khác nào đổ tội gây ra nạn đói cho loài chim sẻ? Những ai mang tư duy kiểu đó, tôi đồ rằng đều là loài... Maoit! Tin rằng, đốn bỏ những gốc hoa phượng chỉ là cơn lên đồng nhất thời ở vài nơi, do quá sợ hãi trước một hiểm họa mơ hồ, hy hữu. Không người Trung Quốc nào muốn ăn thịt trẻ con, không người Việt Nam nào muốn ăn cắp tâm hồn trẻ nhỏ.
Hơn thế nữa, chúng ta dứt khoát không phải đồ đệ của chủ nghĩa Mao. Sân trường là nơi con trẻ vui chơi, không phải là nơi hồng vệ binh hô khẩu hiệu. Không thể triệt hạ một loài hoa để che đậy việc không làm tròn trách nhiệm của một vài người, vài ngành, vài nơi, cũng như không thể diệt chim sẻ chỉ để an mãn giấc ngủ trưa của một đấng quân vương.
Ký ức được xây dựng từ hôm nay, tích tụ từ từ. Chúng ta không cần một cuộc Đại nhảy vọt ngu ngốc nào hết, cả trong kinh tế lẫn giữa tâm hồn của bao nhiêu thế hệ.
Nguyễn Hồng Lam
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.